Chuẩn bị cho năm học 2023-2024, huyện Sa Thầy tiếp tục được quan tâm đầu tư, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn nhằm đảm bảo điều kiện phục vụ tốt nhất cho công tác dạy và học trên địa bàn.
Nếu là người đang hút thuốc, bạn nghĩ gì khi được xem những tiết mục của các cháu thiếu nhi về phòng, chống tác hại của thuốc lá tại Cuộc thi các đội, nhóm tuyên truyền măng non vừa diễn ra tối 12/8?
Chiều 14/8, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh tổ chức Họp Ban tổ chức, Ban Giám khảo Cuộc thi viết tìm hiểu về Biên giới tỉnh Kon Tum và 60 năm truyền thống Bộ đội Biên phòng tỉnh (8/10/1963 - 8/10/2023).
Năm 2009, UBND tỉnh phê duyệt Dự án quy hoạch bố trí dân cư tại xã Đăk Hring (nay là xã Đăk Long, huyện Đăk Hà) để đảm bảo đất sản xuất và đất ở cho các hộ dân tại khu vực lòng hồ thủy điện Plei Krông di dời đến nơi ở mới tại Khu tái định cư Pa Cheng; Dự án do UBND huyện Đăk Hà làm chủ đầu tư. Mục tiêu của Dự án sẽ hỗ trợ nhà ở, đất sản xuất cho 300 hộ/1.500 nhân khẩu. Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số vướng mắc tại Khu tái định cư chưa được giải quyết dứt điểm, gây khó khăn cho đời sống của người dân ở nơi đây.
Dù trời nắng ráo, nhưng những người bạn của tôi vẫn tỏ ra e ngại khi được mời vào một ngôi nhà nằm bên đường Hồ Chí Minh, thuộc địa phận xã Đăk Pék, huyện Đăk Glei nghỉ ngơi. Lý do là ngôi nhà nằm dựa vào một sườn đồi chênh vênh, gây cảm giác có thể sụp xuống bất cứ lúc nào.
Mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều hội viên phụ nữ xã Ngọc Bay, thành phố Kon Tum không chỉ vươn lên thoát nghèo bền vững mà còn làm giàu trên chính mảnh đất của mình.
Với phương châm “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển”, thời gian qua, Công đoàn Viên chức tỉnh (CĐVC tỉnh) đã làm tốt công tác chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động.
Trong lịch sử dài đằng đẵng, nhiều thăng trầm, đã 110 năm trôi qua, kể từ năm 1913, vùng đất thân yêu của chúng ta ở Bắc Tây Nguyên được “định danh” là Kon Tum, với tư cách là một đơn vị cấp tỉnh.
Ngày 12/8, ông Nguyễn Minh Trí- Trưởng phòng GD&ĐT huyện Kon Rẫy cho biết, đơn vị đang hoàn tất các thủ tục để đưa 1.000 bộ bàn ghế vừa sửa chữa vào phục vụ việc dạy và học năm học mới 2023-2024.
32 năm sau ngày thành lập lại, hành trình vững bước của giáo dục- đào tạo đã góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh và làm tốt xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh.
Từng là một tỉnh nghèo khó, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng bộ tỉnh, sự quản lý, điều hành linh hoạt của UBND tỉnh qua các nhiệm kỳ, sự quyết tâm của hệ thống chính trị, sự đồng lòng của người dân, đến nay, tỉnh Kon Tum có bước bứt phá về nhiều mặt.
Đứng ở sân Đồn Đăk Glei trên đỉnh đồi Chang T’né tôi nhìn xuống sườn đồi rừng già phủ kín, thấp thoáng những bức tường đá xám. Trong không gian bàng bạc, quạnh quẽ, hiu vắng, gió thổi qua những tàng cây như đang kể lại những câu chuyện bi tráng nơi rừng thiêng nước độc năm xưa.
Dù đã nghe nhiều về kỳ tích của địa đạo này, nhưng lần này chúng tôi đã được mắt thấy tai nghe khi đến tận nơi tham quan, khám phá Địa đạo Vịnh Mốc cùng với Đoàn Hội Nhà báo tỉnh đi thực tế tại Quảng Trị và một số tỉnh ở miền Trung. Đến thăm Địa đạo Vịnh Mốc, chúng tôi cảm nhận được sự chịu đựng gian khổ, sức sáng tạo không ngừng và tinh thần chiến đấu quả cảm của quân và dân Quảng Trị trong những năm chiến tranh.
Phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, cán bộ, hội viên cựu chiến binh (CCB) ở huyện Ngọc Hồi luôn gương mẫu đi đầu trong mọi hoạt động phong trào, trở thành lực lượng nòng cốt tham gia xây dựng nông thôn mới (NTM) tại địa phương.
Thời gian qua, huyện Kon Rẫy chỉ đạo các ngành chức năng, các đoàn thể chính trị- xã hội và chính quyền các địa phương của huyện quan tâm hỗ trợ và triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với người có công theo quy định. Qua đó, thể hiện truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” và sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với người có công, đồng thời góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.
Chiến tranh đã lùi xa, nhưng ngay trong thời bình, một cuộc chiến vẫn tiếp diễn. Đó là cuộc chiến không tiếng súng nhưng đầy ám ảnh và đau thương giữa nhiều người, nhiều gia đình và cả xã hội với hậu quả chất độc da cam để lại từ chiến tranh.
Ngày 10/8, ông Nguyễn Thành Thảo- Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Tu Mơ Rông cho biết, đơn vị đã mở bếp ăn thiện nguyện để nấu ăn miễn phí cho bệnh nhân điều trị nội trú nhằm giúp đỡ những bệnh nhân nghèo yên tâm điều trị.
Mùa khô 2022-2023, Ban Chỉ đạo 515 tỉnh chỉ đạo Đội K53, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức tìm kiếm, quy tập (TKQT) được 12 hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh qua các thời kỳ chiến tranh tại Lào và Campuchia về nước, thể hiện nghĩa cử cao đẹp “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.
Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.