Những năm qua, ngành Giáo dục huyện Tu Mơ Rông luôn trong tình trạng thiếu giáo viên trầm trọng. Việc thiếu giáo viên đã gây khó khăn rất nhiều cho các trường trong triển khai nhiệm vụ năm học, đây là vấn đề nan giải của huyện Tu Mơ Rông.
Chiều 24/8, UBND huyện Đăk Tô tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023; triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm học 2023- 2024.
Theo thông tin từ Sở GD-ĐT, Lễ khai giảng năm học mới 2023-2024 sẽ được tổ chức đồng loạt tại các trường học trong toàn tỉnh, bắt đầu vào lúc 7 giờ 30 phút, ngày 5/9/2023.
Ngày khai trường năm học 2023-2024 đang đến gần, đến thời điểm này, các trường học trên địa bàn thành phố Kon Tum đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để sẵn sàng bước vào năm học mới với khí thế, quyết tâm cao.
Để phục vụ năm học mới, huyện Kon Plông đã lồng ghép các nguồn vốn để đầu tư xây dựng mới, sửa chữa trường lớp, mua sắm trang thiết bị dạy và học, vận động các mạnh thường quân ủng hộ sách vở, lương thực, thực phẩm, hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú nhằm tạo điều kiện tốt nhất để học sinh trên địa bàn yên tâm bước vào năm học 2023-2024.
Ngày 23/8, tại Hội trường Ngọc Linh, Tỉnh đoàn phối hợp với VNPT Kon Tum tổ chức Hội nghị trực tuyến Ban Chỉ đạo chuyển đổi số Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Kon Tum, nhiệm kỳ 2022-2027.
Ngày cuối tuần thứ ba của tháng 8, xã Pờ Y (huyện Ngọc Hồi) bỗng chốc đông vui tấp nập lạ thường. Hơn 400 đoàn viên, thanh niên và các thành viên Mạng lưới tình nguyện Quốc gia (thuộc khu vực 5 tỉnh Tây Nguyên) tập trung về đây để tham gia Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi”. Tất cả cùng nhau làm nên một chuyến hành trình ý nghĩa, thiết thực với nhiều dấu ấn đẹp tại cơ sở.
Thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền, ngành Lao động- Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) và các cơ quan, đơn vị, các đoàn thể chính trị- xã hội trên địa bàn tỉnh luôn quan tâm chăm lo trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (TECHCĐB). Qua đó, góp phần giúp các em hòa nhập với cộng đồng, tạo môi trường an toàn, lành mạnh để trẻ em được phát triển toàn diện.
Chiều 22/8, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kon Rẫy tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023; triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm học 2023- 2024.
Ngày 22/8, Đoàn công tác của Hội Nữ doanh nhân Thành phố Hồ Chí Minh (HAWEE) thăm mô hình phụ nữ DTTS trồng sâm dây và trao học bổng, tặng quà cho học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông và Đăk Glei.
Chiều 22/8, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tu Mơ Rông tổ chức Hội nghị đánh giá thực hiện nhiệm vụ năm học 2022 -2023 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2023 – 2024.
Chiều 22/8, Tỉnh đoàn Kon Tum và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Kon Tum tổ chức Lễ ký kết Thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2023-2025.
Sáng 22/8, Ban Đại diện Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh tổ chức Hội nghị biểu dương người cao tuổi tiêu biểu làm kinh tế giỏi 5 năm (2018 - 2023). Dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Hữu Tháp - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành và hơn 50 NCT tiêu biểu làm kinh tế giỏi đại diện gần 15.000 NCT đang tham gia sản xuất, làm kinh tế trên địa bàn tỉnh.
Những ngày qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã nô nức tổ chức Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2023, thu hút sự tham gia của đông đảo cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong công tác giữ gìn an ninh trật tự (ANTT) trên địa bàn.
Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực của quá trình phát triển. Để giá trị văn hóa nói chung và văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS nói riêng không bị đứt gãy, cần đánh thức tình yêu và huy động sự vào cuộc mạnh mẽ của thế hệ tương lai.
Năm học mới 2023-2024 sắp bắt đầu cũng là lúc câu chuyện của một học sinh ở Bắc Cạn (khuyết tật trí tuệ dạng nhẹ) dù đã học đến lớp 7 nhưng vẫn chưa đọc thông viết thạo khiến dư luận băn khoăn. Băn khoăn bởi ở chỗ dù gia đình em đã xin nhà trường được ở lại lớp nhưng không được chấp thuận. Băn khoăn vì không có gì đau lòng hơn khi sự dễ dãi, sự né tránh, thương cảm của chính các thầy cô giáo đã khiến cho em học sinh (dẫu ở trong diện hòa nhập) vẫn mãi loay hoay xuất phát điểm ban đầu. Băn khoăn vì có lẽ đâu đó vẫn thấp thoáng “bệnh thành tích”.
Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.