Thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 28/9/2018 của Bộ Chính trị “về Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia“, gần 5 năm (2018-2023), Ban Thường vụ Đảng uỷ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh xây dựng lực lượng toàn dân bảo vệ biên giới rộng khắp; trong đó, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt, BĐBP là lực lượng chuyên trách.
Dừng xe trước cổng một ngôi trường, tôi xúc động nghe hồi trống trầm hùng vang vọng ngày khai giảng. Tiếng trống như giục giã, như cổ vũ, như động viên ấy đã in đậm trong trái tim, trong ký ức bao thế hệ.
Ngày 5/9, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh tổ chức các đoàn công tác kết hợp với các đơn vị cơ sở trong toàn lực lượng đến dự Lễ khai giảng năm học mới 2023-2024 tại các trường học thuộc 13 xã biên giới.
Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững” (Cuộc vận động) trên địa bàn tỉnh đã nhận được sự hưởng ứng rộng rãi của mọi tầng lớp nhân dân, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, qua đó tạo ra sức lan tỏa rộng lớn và những chuyển biến tích cực.
Giờ học chưa tan, bà đã đợi sẵn ngoài cổng trường, dưới tán cây phượng giữa mùa đang dày tán lá. Năm nay, cháu gái mới vào lớp Mầm. Trường cách nhà không xa, nên việc đưa - đón bé con, bà vui mừng nhận lấy. Nhớ về một thuở rất xa.
Là địa bàn cửa ngõ phía Bắc của khu vực Tây Nguyên, tỉnh Kon Tum có vị trí chiến lược quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với vị trí địa lý, đặc điểm tình hình có tính chất đặc thù, các thế lực thù địch luôn coi địa bàn Tây Nguyên là một trong những trọng điểm chiến lược “diễn biến hòa bình”.
Với sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn, kinh tế-xã hội của huyện Kon Plông đạt được nhiều kết quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực. Đặc biệt, các xã vùng sâu trên địa bàn huyện đã có nhiều đổi thay khởi sắc.
Qua việc triển khai thực hiện Chính quyền số, các cấp chính quyền ở tỉnh dựa trên nền tảng của công nghệ thông tin, trong đó trọng tâm là về cơ sở dữ liệu (CSDL) và dịch vụ công trực tuyến. Theo đó, tạo ra những chuyển biến rõ rệt, đáp ứng yêu cầu phục vụ người dân và doanh nghiệp trong việc giải quyết các thủ tục hành chính (TTHC), góp phần xây dựng nền hành chính ngày càng hiện đại, chuyên nghiệp.
Với vai trò của mình, Hội Nông dân tỉnh luôn quan tâm, nỗ lực vận động cán bộ, hội viên nông dân phát huy tinh thần làm chủ, thi đua lao động sản xuất, kinh doanh, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững. Các phong trào, hoạt động do Tỉnh hội phát động đã thu hút đông đảo hội viên nông dân tích cực hưởng ứng và đã đạt được nhiều kết quả thiết thực, góp phần đổi mới diện mạo nông thôn.
Trong chiến tranh, Tu Mơ Rông là vùng căn cứ cách mạng và tại nơi đây Tỉnh ủy Kon Tum đã chỉ đạo thành công 4 kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh (từ Đại hội I, ngày 9/3/1960 đến Đại hội IV, ngày 26/10/1971) đề ra nhiều quyết sách quan trọng, chỉ đạo quân và dân các dân tộc Kon Tum kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Sau ngày đất nước được giải phóng, với sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước và sự nỗ lực vươn lên của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc trong huyện, cuộc sống người dân và diện mạo các thôn, làng ở Tu Mơ Rông đang đổi thay từng ngày.
Cụ cầm lấy chiếc bút màu xanh, ngắm nghía một lúc rồi mới lấy hai ngón tay đặt cho chắc lại. Chậm rãi, từ từ, từng nét chữ nghiêng nghiêng hiện lên: “Quốc khánh”... Cụ thấy rưng rưng. Gần 90 rồi, đã lâu, cụ không còn quen với cây bút, quyển vở. Ấy vậy mà, trong khoảng nhớ xa mờ ảnh hình ấy, vẫn chẳng thể nào quên, để cho đến bây giờ, vẫn rành rẽ kể cho con cháu.
Với những người đã trải qua Tết Độc lập đầu tiên (2/9/1945), thì trong tâm trí họ vẫn vẹn nguyên những ký ức đẹp, những cảm xúc thiêng liêng, bâng khuâng khó tả.
Ngay buổi họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ ngày 3/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã yêu cầu xếp chống nạn mù chữ là việc quan trọng thứ hai phải làm ngay chỉ sau việc chống nạn đói. 78 năm trôi qua, từ các chủ trương, chính sách đúng đắn, kịp thời đầu tư cho giáo dục - đầu tư cho tương lai, cùng với cả nước, Kon Tum không chỉ đẩy lùi “giặc dốt” mà còn đưa con chữ về từng thôn, làng, từng hộ gia đình để cho những đồng lúa thêm bông, cho những rẫy vườn thêm trĩu quả.
Hằng năm, vào dịp Lễ kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9 - ngày Tết Độc lập, mọi người dân trong cộng đồng các dân tộc ở huyện biên giới Ia H’Drai đều gác lại công việc, đến nhà thăm hỏi nhau, cùng tổ chức các hoạt động giao lưu ẩm thực, văn nghệ, thể thao truyền thống trong không khí đoàn kết, vui tươi và đầm ấm.
Trong 2 ngày 30 - 31/8, tại xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, Tỉnh đoàn tổ chức tập huấn bồi dưỡng kiến thức khởi nghiệp, lập nghiệp, hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho thanh niên trên địa bàn.
Chiều 31/8, Hội LHPN tỉnh tổ chức Hội nghị ký kết chương trình phối hợp giữa Hội với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh giai đoạn 2023-2027 và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh về “Vận động phụ nữ tham gia xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới” giai đoạn 2023 - 2025.
Ngày 31/8, Sở Nội vụ tổ chức Hội nghị phổ biến các nội dung về xây dựng và quản lý vị trí việc làm cho các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh.
Mùa Thu đến, cũng là lúc các em học sinh gác lại những niềm vui của một kỳ nghỉ dài để chuẩn bị sách vở, quần áo cho năm học mới. Các bậc phụ huynh cũng tất bật với bao nỗi lo toan, đi cùng niềm tin, kỳ vọng vào một năm học thành công của con em mình.
Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.