Tôi thường có nỗi lo lắng, tuy mơ hồ nhưng không thể xóa bỏ, mỗi khi đến nhà người em- một ngôi nhà phố xây kín, không lối thoát hiểm, cửa làm kiên cố, mái vòm hàn sắt kín bưng, luôn bề bộn hàng hóa bởi vừa là nơi ở vừa buôn bán.
Thông tin năm học mới 2023 - 2024 này, toàn tỉnh còn thiếu 836 giáo viên (nhiều nhất là bậc mầm non thiếu 437 giáo viên, tiểu học thiếu 237 giáo viên, THCS thiếu 140 giáo viên, THPT thiếu 22 giáo viên) so với sự gia tăng học sinh hằng năm trên địa bàn toàn tỉnh khiến cho nhiều người băn khoăn.
Sau trận mưa dài ngày, chúng tôi đón ánh nắng nơi xã vùng biên Sa Loong. Những ngôi nhà mái Thái nhấp nhô xanh đỏ, những vườn cây công nghiệp trải dài khắp triền đồi, bà con nơi đây tất bật ngược xuôi chuyện rẫy vườn. Đời sống người dân Sa Loong ngày càng ổn định và phát triển. Bởi ngoài cấp ủy, chính quyền địa phương, nơi đây có sự sâu sát, quan tâm của những cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Sa Loong giúp người dân yên tâm phát triển kinh tế.
Với quyết tâm hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm trong năm học 2023-2024, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Đăk Glei tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc ngay từ đầu năm học, tạo mọi điều kiện thuận lợi để học sinh yên tâm đến trường học tập và rèn luyện.
“Trước khi qua bài 42 - Lúa nếp lúa tẻ, chúng ta cùng ôn lại bài 41. Tất cả đọc theo tôi” - giọng nói trầm ấm của “thầy giáo” quân hàm xanh, Thiếu tá Phạm Huy Thắng vang ra từ lớp học xóa mù chữ do UBND xã Sa Loong (huyện Ngọc Hồi) triển khai tại thôn Đăk Vang. “Học sinh” là những người mẹ, người bà không biết chữ hoặc từng học nhưng đã quên.
Thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững” (Cuộc vận động), Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Kon Rẫy đã phối hợp với chính quyền, mặt trận, các tổ chức đoàn thể triển khai nhiều mô hình, giải pháp góp phần giúp hội viên, CCB người DTTS loại bỏ những hủ tục, tập quán không còn phù hợp, thay đổi dần phương thức lao động sản xuất, nâng cao đời sống, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Lâu rồi tôi mới có dịp trở lại huyện Sa Thầy. Điều mà tôi cảm nhận được là sự đổi thay tích cực; đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên; hạ tầng kỹ thuật xã hội được đầu tư xây dựng khang trang, tạo ra một diện mạo mới- một Sa Thầy đang tràn đầy sức sống mới.
Sáng 16/9, Chương trình “Tặng chữ thoát nghèo” tiến hành trao học bổng, phần quà cho các em học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó vươn lên trong học kỳ 1, năm học 2023-2024.
Bằng những cách làm cụ thể, sáng tạo, Hội LHPN huyện Đăk Hà đã khéo léo đưa các nội dung của Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” (Cuộc vận động) đi vào chiều sâu, thu hút được nhiều cán bộ, hội viên, phụ nữ hưởng ứng, tham gia.
Mỗi lần tình cờ, hoặc bắt buộc, đi qua những “bãi rác tự phát” trên các tuyến đường ở thành phố xinh đẹp mình sinh sống, tôi lại tự hỏi đâu là nghĩa vụ của mình với thế giới này?
Sớm nhận thấy những khó khăn, vướng mắc, bất cập nảy sinh, tỉnh ta đã và đang triển khai hàng loạt các giải pháp nhằm kịp thời tháo gỡ, khắc phục để người dân được an cư lạc nghiệp trên những vùng đất mới.
Thời gian gần đây, số lượng bệnh nhân mắc bệnh đau mắt đỏ (hay còn gọi viêm kết mạc) trên địa bàn tỉnh có dấu hiệu gia tăng. Do đó, ngành Y tế chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh để ngăn chặn, hạn chế nguy cơ bùng phát thành dịch.
Với sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước, người dân dần an cư lạc nghiệp trên các vùng đất tái định cư. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện các dự án cũng đã bộc lộ những khó khăn, vướng mắc, bất cập cần sớm được tháo gỡ.
Để bảo đảm an toàn, ổn định đời sống cho nhân dân, thời gian qua, tỉnh ta đã triển khai thực hiện các dự án bố trí, sắp xếp dân cư ở huyện Đăk Glei, Đăk Hà, Sa Thầy và Kon Plông. Từ nguồn vốn đầu tư của các dự án, các khu tái định cư được đầu tư xây dựng khá đồng bộ, đời sống của đa số người dân dần ổn định. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những vướng mắc đang được các cấp, các ngành nỗ lực phối hợp để tiếp tục khắc phục trong thời gian tới.
Chiều 13/9, Ban tổ chức (BTC) Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh họp tổng kết các hoạt động Hội thi Sáng tạo kỹ thuật (Hội thi) và Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên - nhi đồng (Cuộc thi) năm 2022-2023 và triển khai nhiệm vụ thời gian tới.
Từ sự chung tay đóng góp của người dân và nguồn kinh phí hỗ trợ của các đơn vị, doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn, đến nay, hầu hết các thôn thuộc các xã trên địa bàn huyện Ia H’Drai đã lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng trên các tuyến đường trục thôn, ngõ xóm và điểm sinh hoạt cộng đồng.
Trong 5 năm qua (2018-2023), Đảng ủy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh lãnh đạo tốt công tác đấu tranh, điều tra, xử lý tội phạm; chỉ đạo Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh phối hợp với các lực lượng chức năng trong nước và hợp tác quốc tế trong phòng, chống ma tuý và tội phạm (PCMT&TP), nên tình hình trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới luôn được đảm bảo.
Bà Hồ Thị Thùy Vân- Hiệu trưởng Trường Tiểu học xã Đăk Hà (huyện Tu Mơ Rông) cho biết, đội ngũ cán bộ, giáo viên đã quyên góp ủng hộ tiền và vận động các nhà hảo tâm mua áo mưa để tặng cho 215 học sinh có hoàn cảnh khó khăn của trường. Đây là hoạt động thiết thực nhằm giúp các em đến trường trong mùa mưa.
Sáng 12/9, Công đoàn Viên chức tỉnh tổ chức Lễ khánh thành, bàn giao “Nhà tình nghĩa” cho đoàn viên A Đò (36 tuổi) ở thôn Kép Ram, xã Hòa Bình (thành phố Kon Tum).
Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.