• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Xã hội

Một thuở vỡ lòng

05/09/2023 12:39

Giờ học chưa tan, bà đã đợi sẵn ngoài cổng trường, dưới tán cây phượng giữa mùa đang dày tán lá. Năm nay, cháu gái mới vào lớp Mầm. Trường cách nhà không xa, nên việc đưa - đón bé con, bà vui mừng nhận lấy. Nhớ về một thuở rất xa.

Dù hơn 5 thập kỷ qua rồi, bà vẫn chưa lúc nào nguôi về những ngày non nớt, dại thơ thuở ấy. Nhà có ba chị em, con bé là đứa giữa. Đúng 5 tuổi, nó mới vào vỡ lòng. Trong khi trường cấp 1 của xã, nơi chị con bé học tập được dựng lên tại một khu vực gần cánh đồng rộng, thì lớp vỡ lòng vẫn ở nhờ khuôn viên đình làng.

Đó là một căn phòng tường vữa đã cũ, từng là cơ sở thuộc hợp tác xã của làng. Giữa lớp học đơn sơ và ngôi đình rêu phong cổ kính, may có mảnh sân gạch khá rộng vừa làm chỗ hội họp bà con, tập trung phơi lúa, vừa là nơi vui chơi của bọn trẻ con vào khoảng thời gian xen mỗi giờ học. Khoảnh sân mát mẻ càng thêm yên bình, nhờ trên mảnh đất phía ngoài đã sẵn mấy cây bàng, cây sấu lâu năm, tỏa tán.

Vài ngày trước khai giảng, mẹ đã đến gặp cô giáo, để được thông báo về chương trình vỡ lòng sắp tới, nên đến đúng hôm tựu trường, thì vui vẻ dẫn nó đến lớp. Đấy là lần đầu tiên, con bé theo mẹ đi học, bởi từ sau buổi ấy, thì nó và mấy đứa bạn cùng lứa đều tự đi bộ.

Mầm non hôm nay, nhớ về một thuở vỡ lòng. Ảnh: TN

 

Ngày ấy, các gia đình thường để cho bọn trẻ tự đi không hẳn là vì nhà chẳng mấy xa, mà thực ra chính là cách để bố mẹ dành nhiều thời gian cho công việc đồng áng, cày cuốc. Đáng kể, điều đó còn nhằm tập cho chúng biết “tự lực cánh sinh” ngay từ bé thơ trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn...

“Vỡ lòng”, cụm từ nghe thật nôm na và được hiểu một cách đơn sơ, là lớp đầu tiên của những đứa trẻ con “bắt đầu học chữ”. Với ý nghĩa này, bọn trẻ đến lớp chủ yếu là làm quen với bảng đen, phấn trắng chứ chưa thực sự biết đến giấy vở, bút mực là gì. Vậy nên, trong chiếc cặp nhỏ màu xanh có hình nhành hoa và con bướm xinh xinh mà mẹ đã cất công gửi mua cho con bé, đã có sẵn một tấm bảng đen, mấy viên phấn trắng đựng trong chiếc hộp giấy vuông vức, cùng chiếc kéo con và mấy tờ giấy thủ công màu trắng, vàng, xanh, đỏ.

Ở làng, đã nhiều năm rồi, mọi nhà đều quen với “lớp cô Nụ”, bởi duy chỉ có mình cô dạy lớp vỡ lòng. Dáng cô tầm thước, mái tóc đen nhánh ngang lưng được kẹp gọn gàng bằng chiếc cặp ba lá màu trắng sáng. Có khi, tấm áo vải gụ, hay màu xanh trứng sáo thường ngày được thay bằng một chiếc áo hồng hồng trông cô càng xinh tươi hơn.

Ngày ấy, vỡ lòng chỉ học mỗi ngày một buổi, thường bắt đầu từ 7 giờ sáng. Hầu hết bạn bè đều đi bộ đến lớp, song được cái, không mấy đứa đi muộn. Trước khi vào lớp, tất cả đều trật tự xếp hàng ngoài sân. Sáng ngày cũng vậy, ổn định hàng lối xong, là cô đi đến từng em, kiểm tra xem tay sạch sẽ. Bạn nào tay còn bẩn thì đến luôn góc chái lớp - nơi cô đã đặt sẵn một thau nước - để tự rửa lại. Trong giờ, có lúc cô tập hát, hướng dẫn làm thủ công, dạy môn đạo đức và không thể thiếu là chỉ dạy làm quen chữ cái. Mấy đứa con trai nghịch nhất, thường chịu phạt nặng mấy roi hay nhẹ hơn thì khoanh tay đứng chỗ cuối bàn.

“O tròn như quả trứng gà/ Ô thì đội mũ, Ơ thời có râu...", mỗi tiếng cất lên theo lời cô là một tay đưa nét phấn. Mỗi chữ ghép lại thành vần lại cố đọc rõ to. Còn nhớ, bài hát đầu tiên con bé đã hào hứng hát theo và cũng dễ nằm lòng chính là “Bé bé bằng bông...”. Sau năm 1970, Bắc - Nam vẫn còn chia cắt, nên lời hát thân thương “Bao giờ thống nhất, cho bé về phố đông...” đã mãi đậm sâu trong tâm trí của thế hệ bé con, sau này được hân hoan lớn lên cùng đất nước.

Ngày ấy không nhiều ca khúc dành cho thiếu nhi, song vẫn mộc mạc và say sưa là những lời ca trong trẻo, hồn nhiên luôn được gửi gắm vào từng bài học đạo đức giản dị. Véo von “con chim vành khuyên”, rộn rã “chiếc đèn ông sao”... cho đến “Em mơ gặp Bác Hồ” dạt dào cảm xúc..., bà còn nhớ rằng, cho đến giờ, lớp lớp con trẻ lần đầu đến trường vẫn cất tiếng hát vang.

Cất tiếng hát vang. Một thời đất nước hòa bình, giáo dục mầm non đã được khai sinh, ghi dấu góp công bằng từng dấu mốc. Mãi vẫn không quên, một thuở vỡ lòng.

Thanh Như                                                                                   

   

Các tin khác

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Cùng con viết tiếp ước mơ tươi sáng
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn
  • Một hành trình khép lại để mở ra chặng đường mới
  • Nhớ cầu Đăk Bla
  • Niềm tin và kỳ vọng
  • Về chung một nhà
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by