• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Quảng Ngãi - Kon Tum: Thống nhất 4 nội dung liên quan tới sáp nhập tỉnh    ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ    Quảng Ngãi - Kon Tum làm việc định kỳ lần 2 về việc sáp nhập tỉnh    Quyết liệt triển khai nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát    6 nhiệm vụ trọng tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025   

Tòa soạn & Bạn đọc

  • Nhịp cầu bạn đọc

Qua những mùa khoai

09/10/2021 11:08

Con trai, tối hôm qua, mẹ và các bác, cậu cùng nhau trở thành “anh hùng bàn phím” của nhóm Viber đại gia đình chỉ về một chủ đề là khoai lang đấy. Có lẽ con không biết mà cũng không bao giờ biết, rằng đã có thời thơ dại, như con bây giờ, mẹ và các bác, cậu đã gắn bó với cây khoai lang, đã thèm thuồng, đã vồ vập với các món làm từ khoai lang như thế nào.

Quê mẹ ở vùng “chang chang cồn cát”. Chẳng có cây gì sống được trên những vùng đất cát trần trụi, khô hạn, không màu mỡ ngoài cây phi lao được trồng để chắn gió, giữ cát không xâm lấn vào làng và khoai lang, loại cây thích ứng nhiều loại đất mới sống sót được ở những lòng thung giữa các đồi cát trắng. “Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen”, giữa khô cằn, trần trụi, cây khoai lang như những con người quê mẹ, chẳng nề hà gian khó, sẵn sàng vượt qua những ngày đã nắng thì nắng cháy thịt cháy da, đã mưa thì mưa thối đất thối cát mà vươn lên xanh tốt.

Cuộc sống gian khó, chẳng biết làm gì thêm, nhà nhà tranh thủ khai hoang trồng vạt khoai kiếm cái ăn thêm. Đồng lương hạn hẹp, ông bà cũng không ngoại lệ. Bà huy động, cả nhà tiền hô hậu ủng nô nức tham gia, tay cuốc, tay liềm, dãi nắng dầm mưa phát dọn cỏ, cuốc xới khai hoang trên cát trắng để trồng khoai. Vùng đó là sủng, cách gọi của người làng về những vạt cát thấp tiếp giáp giữa làng và những đồi cát trắng, âm ẩm vào mùa đông, khô rát cháy bỏng lúc hè về. Và liên tiếp những ngày sau đó, ông bà và các bác nữa, cứ sáng sáng, chiều chiều gánh phân, gánh nước, nhấp nhô trèo lên, trụt xuống qua những triền cát để bón phân, tưới nước cho đám khoai mới xuống giống.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

 

Ngày đó, vào mùa mưa bão, nhiều nhà ở quê mẹ khó khăn, thùng gạo cạn đáy. Khoai lang khi đó trở thành lương thực cứu đói. Khoai mới trồng vài ba tháng, chưa đến kì thu hoạch, nhiều nhà đành phải bới vội, chọn những củ to to luộc lên để cả nhà có một bữa. Luộc mãi cũng ngán, người quê mẹ sáng chế ra món khoai xéo. Những củ khoai nhỏ được nấu lên, đánh mịn cho nát nhừ, nhà ai “sang” thì cho thêm ít bột sắn, hoặc bột mì để tạo độ dẻo, còn nếu không chỉ cần nêm nếm tí mỡ, mắm muối… là  có nồi khoai xéo ngọt thơm.

Bà ngoại vốn giỏi lo toan nên mấy anh chị em mẹ ít phải chịu cảnh ăn khoai lang luộc, khoai xéo trừ cơm như nhiều nhà trong làng ngày ấy. Bà hay nấu món khoai hầm hơn. Bà thường dùng khoai khô, thỉnh thoảng mới làm khoai gieo, cho thêm ít đậu đen hoặc đậu đỏ, gần xong thì bào bánh đường đen, bỏ thêm sợi gừng thái mỏng là có nồi khoai hầm thần thánh. Cái thuở mà đường là món ăn xa xỉ, hôm nào có chén khoai hầm ngọt ơi là ngọt của vị khoai, vị bánh đường đen là mẹ, các bác và cậu nữa đều như có hoa nở trong lòng.

Để mẹ giải thích cho con hiểu hơn về khoai khô, khoai gieo chế biến thành món khoai hầm này nhé. Khoai khi thu hoạch về nhiều không ăn hết, quê mẹ hay làm khô để dành. Kiểu làm khô này cũng có hai loại. Một loại khoai khi thu hoạch về thái sống thành từng thanh nhỏ phơi khô, có màu trắng đục gọi là khoai lát khô. Một loại khác cũng thái lát phơi khô nhưng quê mẹ lại gọi là khoai gieo. Loại này kỳ công hơn, phải là khoai đỏ, khi thu hoạch về phơi qua một nắng, rồi ủ một thời gian cho khoai xuống bớt bột mới luộc lên, thái lát mỏng đem phơi. Khi khô, những lát khoai có màu vàng sẫm kiểu màu mật ong, deo dẻo, nhấm nháp từng chút, vị ngọt đậm của khoai từ từ tan trong miệng. Món này nhiều công, khâu phơi cũng phải kỹ càng để tránh ruồi, bụi nên ngoại chỉ làm một ít ăn chơi. Món khoai gieo này nay trở thành đặc sản ở quê mẹ, được đưa đi khắp muôn nơi. Ngày mẹ học đại học, mỗi lần từ quê trở lại trường, thể nào trong lỉnh kỉnh các thứ hành lý cũng phải kèm theo vài cân khoai gieo để “đãi” đám bạn. Và liên tiếp những ngày sau đó, mẹ và đám bạn cùng nhau nhai khoai gieo và ôn lại những tháng ngày lớn lên nhờ “khoai khoai toàn khoai”…

Đi qua bao nhiêu mùa khoai, lớn lên từ “khoai khoai toàn khoai” nên cảm giác gắn bó, thèm thuồng khoai sắn vẫn theo mẹ đến tận bây giờ. Đó là lý do vì sao mặc dù các con và cả ba nữa chẳng mặn mà với khoai lang nhưng thỉnh thoảng mẹ vẫn hay mua về luộc…

Mỗi lần bóc củ khoai lang nóng hổi, thảo thơm mộc mạc, mẹ lại như thấy những ngày ông bà, mẹ và các bác, cậu tay cuốc, tay liềm nô nức khai hoang sau sủng. Mẹ nhớ những vạt khoai mướt xanh nổi lên giữa những triền cát trắng. Mẹ nhớ cả những dại khờ thời nhỏ dại, rủ nhau nhổ trộm vài dây khoai bên ven đường, nướng khoai bằng lá phi lao và hí hửng thưởng thức như đại tiệc giữa mênh mang cát trắng. Mẹ cũng nhớ lắm chén khoai hầm ngọt vị khoai lẫn vị đường đen của ngoại… Nhớ lắm, nhớ tất cả giữa những nhớ quên sau trước của nửa đời người!

NGUYÊN PHÚC

   

Các tin khác

  • Viết trong Ngày của Mẹ
  • “Những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ”
  • Khắc ghi chuyện kể của bà
  • Mùa rẫy tới
  • Một ly cà phê đen
  • Màu thời gian
  • Mưa trái mùa
  • Cơn mưa ngang qua
  • Sương sâm ngày nóng
  • Đi trong mùa nắng
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • [INFOGRAPHIC] Quảng Ngãi (mới) phấn đấu đến năm 2030 là tỉnh phát triển khá
  • Tập huấn kỹ năng bán hàng, khởi nghiệp
  • [INFOGRAPHIC] 121 nghìn tỷ đồng dành chi trả chế độ cho các đối tượng nghỉ việc sau sắp xếp
  • Kiểm tra thể lực đối với thí sinh dự tuyển vào các trường Công an nhân dân năm 2025
  • Đồng thuận, hưởng ứng cao bước đột phá về thể chế
  • Mặt trời trong bóng đêm
  • Đoàn kết sống tốt đời, đẹp đạo
  • Viết trong Ngày của Mẹ

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt
  • Chùm ảnh: Nhộn nhịp công trường ngày nghỉ lễ

Đất & Người Kon Tum

  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đã bước sang tuổi 80, nhưng ông A Khunh (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng, xã Măng Bút, huyện Kon Plông vẫn miệt mài đan lát, rèn dao, làm nỏ, gìn giữ những nghề truyền thống. Bằng đôi tay khéo léo và tấm lòng son sắt, ông không chỉ lưu giữ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mà còn âm thầm truyền “lửa” cho thế hệ trẻ.
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Những bước chân vì cộng đồng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by