• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Triển khai nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội tháng 5    Sơ kết 4 năm thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”    Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng Lễ Phật đản 2025    Quốc hội sẽ quyết định nhiều nội dung đặc biệt quan trọng trên tất cả các lĩnh vực    Khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV   

Tòa soạn & Bạn đọc

  • Nhịp cầu bạn đọc

Phố có gì lạ?

12/01/2025 13:01

Có gì sáng nay mà phố như lạ lắm? Vẫn gió và nắng xôn xao, nhưng lại có sự náo nức làm ta như mê như say. Nhìn mỗi người đều thấy yêu thương hơn, đều muốn bắt tay, muốn nở nụ cười vui tươi nhất, đẹp nhất.

Nhiều người đã hỏi tôi “phố có gì lạ” vào những ngày này! Và câu trả lời là "có đấy".

Cũng có người thản nhiên. Có gì lạ đâu. Phố thì chật, người thì đông. Siêu thị, chợ thì chen chúc ồn ào. Mỗi lần ra phố muốn mua gì, ăn gì cũng mệt, lắm lúc muốn về nhà nghỉ cho khỏe.

Nhưng nghĩ là nghĩ thế, chứ vào những ngày này sao mà ở trong nhà cho được. Nếu ai nói không muốn ra đường là đang dối mình, dối người đấy. Phải ra ngoài để thưởng thức những mơ màng, đủng đỉnh, những mật ngọt và hoa thơm, những rộn rã chứ- người khác phản bác.

Tôi thì thấy, bản thân người cho là những ngày này phố không có gì lạ cũng đã tự phản đối chính mình từ những câu nói ấy. Không có gì lạ ư? Đấy nhé, phố đông hơn, vui hơn, rộn ràng, náo nức hơn còn gì.

Còn nữa! Gió cũng bớt phóng túng hơn, không còn lồng lộng xô đuổi nhau mà mơn man, dịu ngọt như cô gái tất bật đi trong ráng chiều, hồng hồng đôi má vì mới nhấp ngụm rượu nồng. 

Chăm sóc cây xanh. Ảnh: H.L

 

Còn tôi, như một lẽ tất nhiên, yêu tết không biết bao nhiêu mà kể. Nhưng yêu nhất là những ngày tháng Chạp này. Rõ là tháng của vội vàng, của tất bật chuẩn bị để sự kết thúc năm cũ sao cho viên mãn.

Ngày tháng Chạp dường như ngắn lắm, “không đủ để làm việc”- dường như ai cũng than như vậy.  Vì ngắn nên vội, và vì vội nên hóa ra ngày đã ngắn, đêm càng thêm… ngắn. Giấc ngủ tháng Chạp thường không tròn, hay bị cắt ngang bởi những tính toán, lo toan chợt ùa đến lúc nửa đêm.

Nhưng dù tất bật, vội vàng đến mấy, tôi vẫn kịp nhận ra, phố có nhiều điều lạ. Vẫn gió và nắng xôn xao, nhưng lại có sự náo nức,  xôn xao, man mác, rưng rưng trong gió, trong nắng, trong ngày, trong đêm làm người ta như mê như say.

Nhịp sống trở nên gấp gáp hơn, với xe cộ tấp nập. Phố phường tươi mới dưới những cửa hiệu ngập tràn hàng tết, trong ánh đèn lung linh mỗi khi đêm về. Chị công nhân môi trường cũng thức khuya hơn, dậy sớm hơn chăm bẵm cho những bụi cây, luống hoa cho phố phường thêm đẹp. 

Cho dù đêm và sáng sớm lạnh, nhưng gần trưa nắng nhuộm vàng những mái nhà nhấp nhô. Gió không ồn ào, cuồng nhiệt, chỉ vừa đủ xào xạc, để làm những chiếc lá khô rời cành, chao nghiêng, đậu xuống bãi cỏ xanh mướt. Và đủ dịu dàng theo bước chân ai đi về trên phố mỗi ngày.

Trước nhiều ngôi nhà bên đường, bắt đầu nhấp nháy đèn màu xanh đỏ. Cây nêu cũng đã được dựng lên, đung đưa đón gió. Những gốc mai chiếu thuỷ, mai trắng, mai vàng, cành lá ngậm sương bên những gốc sung, bụi trạng nguyên, chậu kim phát tài vươn lộc non rung rinh đón nắng.

Còn tiết trời như ủ men, làm người ta say, làm tim người ta như trẻ ra và đập mạnh hơn. Nhìn mỗi người đều thấy yêu thương hơn, đều muốn bắt tay, muốn nở nụ cười  vui tươi nhất, đẹp nhất.

Lại thấy xúc động và ngất ngây khi những con mắt cười với những con mắt, những bàn tay muốn nắm lấy những bàn tay, khi lòng người ấm áp muốn gửi sự ấm áp cho những người thương mến.

Đón Xuân. Ảnh: H.L

 

Thích nhất là hòa vào dòng người chen lấn ở chợ. Phải nói ngay là chợ tết có một sức hấp dẫn hết sức kì lạ, dù nhiều người đi chẳng phải để mua gì cả, nhưng lại cứ muốn đi. Đi để xem thiên hạ mua bán, đi để xem bao nhiêu cái ngon, cái đẹp của quê hương.

Phải nói là Tết về chợ sớm hơn bất cứ đâu. Khi mọi người đang còn lụi hụi với cuộc mưu sinh thì những chị bán hàng mã, hàng khô đã âm thầm nhập hàng về. Rồi một buổi sáng, người đi chợ thấy nào mứt, nào hạt dưa, nào bánh kẹo đựng trong hộp xanh đỏ sặc sỡ, rồi những bộ quần áo ông Công, ông Táo tràn trên sạp, trên kệ.

Thế là nhoáng cái, chợ bắt đầu được tô điểm thêm màu sắc vàng ươm như nắng mùa Thu rót về của hoa cúc, hồng rực của hoa giấy, sau nữa mới đến hoa lan, hoa mai, các loại cây cảnh, bon sai, rồi cuối cùng quất và hoa đào mới “đổ bộ”.

Rồi người đông nghìn nghịt, chen vai thích cánh, ồn ào. Dừng chỗ này mua một thứ, rẽ ra dãy kia mua thứ khác. Đứng lên, ngồi xuống, lựa hàng, trả giá, lấy hàng, khệ nệ tay xách nách mang.

Đáng lí ra thì đi nhiều như thế phải mệt đứ đừ ấy chứ nhỉ. Vậy mà cô nào, chị nào, cả những cụ bà, cũng cứ đi thoăn thoắt, không có vẻ gì là mệt mỏi cả, mặt lại còn tươi roi rói. Thế mới tài.

Có đi mới thấy, cái gì cũng đẹp, người nào cũng tươi. Thấy nhau là muốn bắt tay, nói đôi câu bông đùa và chúc mừng năm mới bình an, hạnh phúc. Còn với người xa quê thì bao giờ cũng hỏi han “Có về quê ăn Tết không? Bao giờ về?”.

Ở khu chợ hoa xuân, người ta đã chia ô, kẻ vạch chuẩn bị cho nhà vườn đem hoa ra bán. Ngày mới từ Bắc vào đây kiếm việc, Tết đầu tiên ở lại, khu tập thể vắng hoe vì các anh chị đồng nghiệp hoặc có nhà riêng, hoặc về quê hết, nên tôi cứ lang thang ra chợ hoa suốt.

Hồi ấy, chợ hoa mở ở khu sân bay cũ, nay là đường Ba Đình (thành phố Kon Tum), sau này dời lên đường Trần Phú, đoạn từ ngã tư Trường Chinh-Trần phú kéo dài lên tận vòng xoay Đăk Cấm. Vài năm nay thì dời về khu dân cư mới ở đường Trường Chinh.

Nhưng dù thế nào thì hoa Tết vẫn không lỗi hẹn. Chợ hoa xuân vẫn là nơi phô diễn “đại tiệc” của sắc màu. Vẫn là nơi hấp dẫn nhất của phố phường. Muôn hoa đua nở như dòng nước mát tưới tắm tâm hồn, gột rửa đi bao mệt nhọc của cả năm, để đón một năm mới với nhiều hy vọng hơn.

Vậy thì phố đủ lạ chưa? Vẫn là phố đấy, chật chội và ồn ào. Nhưng hãy thả hồn với phố, sẽ nhìn thấy giữa bộn bề, bươn chải là những tươi mới, những rộn rã; sẽ nhìn thấy mơ ước và niềm tin yêu trong những số phận đang trôi qua trước mắt mình.

Và sẽ thấy yêu mình, yêu người và yêu đời hơn!

HỒNG LAM

   

Các tin khác

  • “Những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ”
  • Khắc ghi chuyện kể của bà
  • Mùa rẫy tới
  • Một ly cà phê đen
  • Màu thời gian
  • Mưa trái mùa
  • Cơn mưa ngang qua
  • Sương sâm ngày nóng
  • Đi trong mùa nắng
  • Tháng Ba mùa gặt
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Ðảng viên trẻ nêu cao trách nhiệm khi sử dụng mạng xã hội
  • Nhiều kết quả thiết thực trong công tác đền ơn đáp nghĩa
  • Lễ tiễn, bàn giao hài cốt liệt sĩ hy sinh trong các thời kỳ chiến tranh ở Campuchia về nước
  • Hội nghị khoa học phổ biến kiến thức “Đánh giá hiện tượng động đất tại tỉnh Kon Tum – Thực trạng và giải pháp ứng phó”
  • Khánh thành nhà rông thôn Kon K’Lốc, xã Đăk Mar
  • Ban Chỉ đạo 515 tỉnh Kon Tum hội đàm với Ban Chuyên trách tỉnh Rattanakiri (Campuchia)
  • Nỗ lực vượt khó, gặt hái thành công
  • Xây dựng đội ngũ cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ người DTTS

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt
  • Chùm ảnh: Nhộn nhịp công trường ngày nghỉ lễ

Đất & Người Kon Tum

  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đã bước sang tuổi 80, nhưng ông A Khunh (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng, xã Măng Bút, huyện Kon Plông vẫn miệt mài đan lát, rèn dao, làm nỏ, gìn giữ những nghề truyền thống. Bằng đôi tay khéo léo và tấm lòng son sắt, ông không chỉ lưu giữ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mà còn âm thầm truyền “lửa” cho thế hệ trẻ.
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Những bước chân vì cộng đồng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by