Đừng nghĩ câu “vui xuân không quên nhiệm vụ” chỉ là khẩu hiệu suông, là hô hào cho vui. Tinh thần ấy đang là thực tế ở mỗi cánh đồng, mỗi nếp nhà và mỗi người.
Những cánh mai vàng đã bung mình khoe sắc, vậy là mùa Xuân đã về tận cửa. Thi đưa bàn tay của mình ra, nâng niu từng nụ hoa xinh tươi duyên dáng tựa như những nụ cười rạng rỡ trước nắng Xuân ấm áp yên bình. Đâu đó trên những ngọn cây là khúc chim ca ngọt ngào lảnh lót, một buổi sáng như vừa mang đến cho Thi những bâng khuâng đan xen niềm cảm xúc.
Phiên chợ hôm nay vẫn trống một chỗ ngồi. Thường ngày, bà Liên hay ngồi đó bán rau, vậy mà mấy bữa nay người ta không thấy bà đâu. Họ hỏi nhau liệu có phải bà già ấy bị ốm rồi không. Sau đó, có người gạt ngay suy nghĩ ấy bằng một tiếng thở dài: “Đau ốm gì đâu, bà ấy bận chăm con mọn!”. Ai nấy đều ngạc nhiên hỏi, bà Liên đã gần 70 tuổi, không hiểu con mọn ở đâu ra nhỉ. Họ đặt ra các giả thiết rồi bàn tán xôn xao cả góc chợ. Nhưng thực hư thế nào thì chỉ bà Liên mới biết.
Khi những nụ hoa bắt đầu chúm chím như gọi mời, khi tiếng chim lảnh lót như vang xa hơn mọi ngày, khi nắng bắt đầu hưng hửng, bầu trời trong và xanh hơn thì đó là lúc ta biết rằng Xuân đã về. Thường thì ai nấy đều rộn ràng đón Xuân bởi mùa Xuân là mùa hy vọng, là mùa đẹp nhất trong năm, là mùa khởi đầu của một năm mới.
Khi rừng cao su bao quanh làng bắt đầu thay lá, cũng là lúc đất trời chuyển vào Xuân. Những ngày ở đây, hắn cảm nhận rất rõ sức sống mới đang vươn lên trên vùng biên giới đầy nắng và gió này.
Đất trời rực rỡ đón xuân về. Gió theo nắng rung rinh dọc những con phố nhỏ, đuổi cái lạnh cuối đông đi. Trong những ngày xuân, thấy đời đẹp hơn, đáng yêu hơn; lại càng thấy yêu, thấy quý hơn những tấm lòng.
Khi Xuân về Tết đến, có rất nhiều thứ phải chuẩn bị, phải mua sắm, trong đó không thể thiếu các loại hoa và quả. Chúng không chỉ làm cho không khí mùa Xuân thêm phần tươi đẹp, để dâng cúng bàn thờ gia tiên, mà còn có ích cho sức khỏe mọi người.
Có một ngày duy nhất trong năm, cả nhà sum họp mà như không sum họp, bởi ai nấy túi bụi với việc của mình. Có một ngày làm luôn tay luôn chân mà không thấy mệt, vẫn còn cười đùa, vẫn còn nghịch ngợm và háo hức. Ấy là ngày 30 Tết.
Xuân về Tết đến, nhà nhà đều chuẩn bị nhiều món ăn để dùng trong gia đình, để đãi khách. Có những món độc lạ, sang trọng, cũng có những món cực kỳ dân dã nhưng lại gây “nghiện”, như món me dầm đường chẳng hạn.
Tháng Chạp đến một cách lặng lẽ, nhưng từng ngày lại trôi qua một cách vội vã. Mới hôm nào lật tờ lịch lên còn thủng thẳng nói: Nay mới mùng đầu tháng Chạp chứ mấy, vội vàng gì. Vậy mà vèo cái đã qua rằm, rồi chỉ kịp dự vài ba lễ tất niên là Tết đến ngay cửa.
Hoàng hôn dần tắt, xóm nhỏ ngoại ô thành phố lại rộn ràng bởi tiếng trẻ con í ới, tiếng hỏi han của người lớn sau một ngày bận rộn. Nhà ai đun bếp củi, khói bảng lảng bay, làm tôi se sắt nhớ không khí ấm cúng của bữa cơm tất niên năm nào nơi quê nhà.
Tháng 11/2021, bố qua đời vì ung thư, hai năm sau mẹ cũng mất vì tai nạn, 5 đứa trẻ Y Cương (16 tuổi), Y Kiêng (14 tuổi), A Chung (12 tuổi), Y Chính (10 tuổi) và A Chiến (6 tuổi) trú tại thôn Đăk Kơ Đương, xã Đăk Pxi, (huyện Đăk Hà ) trở thành những đứa trẻ mồ côi, bơ vơ giữa cuộc đời.
Miếng bánh chưng vừa chạm vào đầu lưỡi, hương vị dẻo thơm của nếp, của đậu xanh, của thịt ba chỉ, của lá chuối đã như hòa trộn, lan tỏa, đánh thức mọi giác quan. Và chỉ trong phút chốc, một hương vị khác vô cùng kỳ diệu cũng bỗng dâng lên ngập tràn - hương vị của những ngày trôi về phía cũ tỏa về, cái hương vị mà chỉ nhớ đến thôi tôi đã thấy chan chứa bao món nợ ân tình.
Gã yêu tháng Chạp, không chỉ vì tháng này có… Tết, không chỉ vì thời tiết cuối Đông đầu Xuân như ủ men, làm người ta say, mà còn vì sự vội vàng, náo nức của nó.
Vừa nấu xong bữa cơm chiều, người như chợt thần ra, tôi vội đến bên lốc lịch lật giở từng tờ. Miệng lẩm nhẩm, nay 11 tháng Chạp rồi, còn 19 ngày nữa là tết. Thấm tha thấm thoắt, mai 12 tháng Chạp, còn 18 ngày, mốt 13, kia 14, 15, 16… Tết đã về ngang trước ngõ nhà rồi.
Vẫn còn nằm trong khuôn, song mùi thơm của bánh đã khiến thằng bé “cầm lòng chẳng đậu”. Không màng gì nữa với con quay, nó bước như chạy vào gian bếp trống mà bà và chị lớn đang bận rộn có lẽ từ trưa.
Người ta bảo rằng, thấy làm dưa món là thấy tết- vừa nói, dì Ba vừa tỉ mẩn cắt tỉa từng miếng su hào trắng phơn phớt xanh thành những bông hoa xinh xắn.
Những ngày cuối năm, khi trời trở lạnh, tôi lại nhớ sao mà nhớ bữa cơm chiều đầm ấm với món thịt heo ngâm mắm do má tự tay làm. Chỉ cắn một miếng là tưởng chừngtết đến xuân về đầu ngõ.
Trong cộng đồng người Xơ Đăng ở thôn Kei Joi (xã Đăk Xú, huyện Ngọc Hồi) có một nghệ nhân tài hoa đã dành hơn nửa thế kỷ để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Đó là nghệ nhân A Biu (75 tuổi) - một bậc thầy trong lĩnh vực đan lát và tạc tượng gỗ dân gian.