Mấy ngày nay, nhóm bạn học từ thời cấp I của tôi náo nức chia sẻ tờ báo tường của trường cũ do các em học sinh tự tay thiết kế, trình bày để chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Ngắm nhìn “tờ báo” ấy, lại rưng rưng nhớ về những ngày chộn rộn, náo nức đã xa.
Thành thói quen, sau giờ dạy, thầy giáo trẻ thường đứng trên hiên nhìn đám học trò tung tăng chạy nhảy ngoài sân trường như tìm lại bóng dáng của chính mình mấy chục năm trước. Lần nào cũng vậy, thấy cậu học trò thấp bé nhất lớp không nô đùa cùng các bạn, đứng nép vào góc tường, gương mặt chẳng rõ là vui hay buồn, chỉ biết cúi xuống nhìn đôi bàn chân lấm lem, ngón chân di đi di lại trên nền đất là lòng thầy trào dâng niềm xúc động.
Quà tặng ngày 20/11, dù là bó hoa hay phong bì, nếu được trao tới thầy cô giáo- những người đã dạy dỗ, chăm sóc con em mình- với lòng biết ơn và sự chân thành thì đều đáng quý.
Tháng Mười Một đến, kỳ lạ thay, không chỉ đơn giản là sự dịch chuyển thời gian, mà còn đem đến sự chuyển đổi của không gian, vạn vật và xao động tâm tư trong mỗi người trước dùng dằng mưa nắng.
Khi mùa khô đến với Tây Nguyên, cũng là lúc bà con nông dân nơi đây hối hả vào vụ thu hoạch lúa mùa. Ngắm đồng lúa chín vàng rộng mênh mông ở thành phố Kon Tum hay trên những thửa ruộng bậc thang trải khắp sườn đồi ở Tu Mơ Rông, Kon Plông, Đăk Glei…, cùng không khí lao động hăng say, rộn vui của bà con nông dân, mà nhớ những ngày mùa khi còn ở quê với đầy ắp kỷ niệm thân thương.
Hắn thích múa xoang. Mỗi khi về làng có tổ chức nối vòng xoang, hắn chẳng ngại ngần, thể nào cũng hồn nhiên tay vung, chân bước điệu xoang trong ánh lửa bập bùng, trong tiếng cồng chiêng lúc trầm, lúc bổng, lúc vang xa như dội vào vách ngọn núi sừng sững bên làng.
Kết thúc kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông thường là thời điểm diễn ra hội trường, hội lớp. Dù đã xa mái trường thân yêu rất nhiều năm rồi, chị và các bạn của mình vẫn giữ thói quen đợi đến ngày hội ngộ.
Chớm Đông, trời về chiều lành lạnh, tự nhiên thấy nhớ quê, nhớ nhà da diết. Đang lăn tăn chưa biết ăn món gì thì đứa bạn đồng hương rủ đi ăn bánh cuốn, nó hớn hở nhận lời ngay.
Hắn nghĩ mình thích Măng Đen không chỉ vì vẻ đẹp mới lạ, hoang sơ, gần gũi, mà còn vì Măng Đen chưa bao giờ là người ta thôi bất ngờ bởi sự kết hợp hài hòa đến không ngờ của những đối lập, tương phản.
Bẵng đi vài ba năm mới có dịp về làng, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng bởi những con đường làng bê tông thẳng tắp về từng xóm, ra tận từng cánh đồng. Mà lạ chưa, đường bê tông nối gần làng với phố cứ tưởng như sôi động, như hiện đại ấy nhưng thực ra vẫn giữ được nét yên bình, mộc mạc cố hữu của làng quê.
Mừng Đảng - mừng Xuân Giáp Thìn 2024, Báo Kon Tum sẽ xuất bản ấn phẩm đặc biệt với các nội dung phản ánh đa dạng, phong phú các mặt kinh tế - văn hóa xã hội, thể dục - thể thao, quốc phòng - an ninh của tỉnh Kon Tum trong năm 2023.
Xem từng thước phim của anh bạn về bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông ở Ngọc Linh mà sao nhớ nơi này đến thế. Ngọc Linh đẹp, nên thơ và cũng thật dịu dàng. Có lẽ vì thế mà để lại biết bao thương nhớ cho những người đã từng đặt chân đến.
Phải đến lúc nắng chan hòa, gió liu riu thổi, trời cao xanh vời vợi, hắn mới biết là thời gian đã đổi sang một mùa mới. Cái chính là thời gian là thứ giỏi “giả bộ” nhất, khiến người ta mông lung.
Cuối thu, có những chiều mưa lắc rắc như rây bột lên những chùm hoa dại đang đua nhau khoe sắc hai bên đường làng. Trên những cánh hoa nhỏ li ti với đủ sắc màu còn đọng những giọt nước long lanh như hạt ngọc, cứ níu bước chân những người yêu vẻ đẹp chân phương, mộc mạc.
“Ơ Giàng, xin phù hộ cho cột nhà rông của làng luôn vững, mái nhà rông của làng luôn bền, dân làng làm được nhiều lúa gạo, không xảy ra dịch bệnh, ốm đau” - lời khấn của già làng A Thơr vọng về trong tiếng cồng chiêng, báo hiệu làng chính thức có nhà rông mới.
Đi săn mây đi. Những ngày này, sau mưa dầm dề, trời vừa tạnh ráo, mây lên dày và bồng bềnh lắm, chẳng còn gì thú vị hơn là đi săn mây. Như chỉ chực chờ nghe anh bạn rủ rê, đam mê “chủ nghĩa xê dịch” vốn tưởng ngủ quên từ lâu lắc lâu lơ bừng dậy, hắn liền gật gù, ừ, thì đi.
Chiều mưa rả rích, đứa bạn thân gửi cho tôi bức ảnh chụp những chiếc bánh đùng và than rằng “nhớ quá hương vị bánh đùng”. Ký ức những ngày thơ ấu đạp xe đi làm bánh đùng tưởng đã ngủ quên chợt sống dậy trong tôi.
Trong cộng đồng người Xơ Đăng ở thôn Kei Joi (xã Đăk Xú, huyện Ngọc Hồi) có một nghệ nhân tài hoa đã dành hơn nửa thế kỷ để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Đó là nghệ nhân A Biu (75 tuổi) - một bậc thầy trong lĩnh vực đan lát và tạc tượng gỗ dân gian.