Tôi gặp già trong một ngày tháng Tư. Cái nắng như đổ lửa, cái mưa như bất chợt xối xả của tháng Tư cao nguyên, cùng với hào khí tháng Tư, ký ức tháng Tư của 48 năm về trước khiến già bồi hồi với bao cảm xúc lắng đọng.
Ngày Chiến thắng năm nay, ông Luân không đi thăm lại chiến trường xưa! Phần vì sức khỏe giảm sút, phần vì ông muốn chờ một số đồng đội từng vào sinh ra tử với mình thu xếp xong việc nhà.
Bao nhiêu năm về tỉnh rồi nhưng tôi vẫn nhớ lắm hương vị hủ tiếu gõ cùng tiếng rao và tiếng gõ nhịp lốc cốc, rộn ràng của ông bà Hai trên con hẻm nhỏ ở Thành phố Hồ Chí Minh- nơi tôi đã từng ở trọ thời đại học.
Tháng Tư có ngày hội sách. Mà hà cớ gì phải chờ đến ngày hội sách? Từng ngày, từng giờ, mỗi chúng ta hãy cùng nhau thắp lên ngọn lửa về niềm đam mê và tình yêu sách, khát vọng lan tỏa giá trị của sách như là sự đánh thức, khơi nguồn cho hàng vạn ý tưởng không hẳn chỉ mang tính khẩu hiệu “Sách cho bạn, cho tôi”, “Sách: nhận thức-đổi mới-sáng tạo”.
Phải nói rằng tôi bị ám ảnh mỗi khi đi qua gốc cây đầu con hẻm, bởi ở đây lúc nào cũng có một… đống rác, luôn bốc mùi và nhiều ruồi nhặng. Đã đến lúc cần đẩy mạnh truyền thông thay đổi tư tưởng “sạch nhà hơn sạch ngõ” của không ít người.
Phú ơi, có khách đến đặt làm cửa sắt nè! - Tiếng bà Thanh, mẹ Phú từ ngoài gọi vọng vào. Phú tập tễnh bước qua bục cửa quá cao so với đôi chân tàn tật của em.
Năm nào cũng đôi ba lần đến với Măng Đen, vậy mà khi bất chợt chạm mặt sắc thắm nơi đây những ngày tháng Tư đầy nắng, lòng vẫn thấy mới mẻ, ngỡ ngàng, lâng lâng.
Tôi rất trân quý những người hiến máu tình nguyện, càng khâm phục và nể trọng những người hiến máu tình nguyện nhiều lần. Bởi hiến máu không chỉ cho đi đơn thuần, mà chính là chia sẻ một phần sự sống của mình cho người khác.
Chiến tranh đã đi qua non nửa thế kỷ, nhưng những đau thương, mất mát do mìn còn sót lại gây ra vẫn chưa dứt, vấn đề bom mìn hậu chiến tranh vẫn còn nhiều điều phải trăn trở.
Từ những suy nghĩ, trăn trở của các bạn thanh niên trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia tại buổi gặp gỡ đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum Lê Ngọc Tuấn với thanh niên, tôi cảm nhận sâu sắc niềm tin và trách nhiệm của tuổi trẻ Kon Tum đối với quê hương.
Thứ mà cô bé đang cố gắng mang vác trong bức ảnh mà tôi chia sẻ dưới đây không biết mọi người gọi là gì, chứ ở quê tôi gọi là tấm gai. Gọi vậy là vì nó được làm bằng những loại cây có gai như tre, mắt mèo, nhưng thông dụng nhất vẫn là tre, rồi đan lại thành tấm, để làm hàng rào. Tấm gai gắn với tuổi thơ tôi với nhiều kỷ niệm thật đẹp về một thời gian khó mà nhiều niềm vui ở trường làng.
Khi mọi nơi, mọi người đang hân hoan chào đón ngày Quốc tế Hạnh phúc (20/3) thì mạng xã hội lan truyền đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 12 của tỉnh Quảng Nam về chủ đề hạnh phúc.
Đi ngang qua cánh đồng lúa đang kỳ ngậm sữa trà bông, tôi cố ý chầm chậm, chầm chậm lại như để được cảm nhận lâu hơn, tận hưởng lâu hơn hương lúa. Hương thơm đồng nội dịu nhẹ. Hương thơm của ký ức thân thương gắn bó với tuổi thơ của những người sinh ra, lớn lên từ đất quê ruộng làng, từ những bữa cơm thấm đẫm những giọt mồ hôi một thuở.
Khi nhìn dân làng Kon Rơ Wang, đủ già trẻ, lớn bé, nam nữ, đứng nghiêm chào cờ Tổ quốc dưới mái nhà rông, trong tôi trào dâng niềm tự hào và xúc động. Lẫn trong gió tháng Ba lồng lộng thổi, tôi như nghe tiếng Tổ quốc đang gọi tên mình.
Trong sự trầm mặc của núi đồi, giữa đại ngàn biên cương, nơi chỉ nghe nói thôi, người ta đã nghĩ đến xa xôi, hoang vắng, có những con người vẫn luôn thao thức vì sự bình yên của quê hương, đất nước.
Vừa xuýt xoa vì rét, tôi vừa mở cánh cửa tủ lấy chiếc áo len đã giặt sạch sẽ, gấp gọn gàng như đợi mùa Đông năm sau. Tháng Hai rồi mà rét thật. Đúng là “Tháng Giêng rét đài, tháng Hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân”, rét đợt nào ra hẳn đợt đó, Cũng gió ầm ào, thổi thốc qua mái nhà, qua hàng cây trước ngõ. Cũng rét tê tái khiến chiếc khăn len choàng trên vai thoáng chút hững hờ, khiến cho lòng bao người như man mác.
Những ngày qua, không khó để bắt gặp những tà áo dài với đủ sắc màu hiện diện trong các cơ quan, công sở, trên đường phố. Đây là hành động thể hiện tình yêu, niềm tự hào đối với tà áo dài Việt Nam của mỗi người phụ nữ trong Tuần lễ áo dài.
Đêm nay, có người chong đèn ngồi lật những trang sổ tay đã úa vàng, bồi hồi đọc từng dòng thơ đã nhòe theo năm tháng mà bần thần. “Tháng Ba về mưa phùn lất phất rơi/ Em ra đi không nói lời từ giã/Hoa bưởi rơi trắng sân nhà lã chã/Nỗi sầu vương nhuộm tím cả hoa xoan”.
Nằm giữa đại ngàn Tây Nguyên, huyện Kon Rẫy từ lâu được biết đến là vùng đất sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hòa quyện cùng chiều sâu văn hóa truyền thống, lưu giữ những giá trị lịch sử hào hùng. Nơi đây còn là “cái nôi” nuôi dưỡng và phát triển một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể phong phú, đa dạng của cộng đồng các DTTS tại chỗ.