Có nhiều khi, một nghề truyền thống đang đứng trước nguy cơ mai một lại được gìn giữ, được trao truyền qua các thế hệ bởi những phận người phụ nữ thầm lặng mà kiên trì, bền bỉ.
Ngày 27/7 hàng năm là lúc thích hợp nhất để mỗi người Việt Nam tưởng nhớ, tri ân các anh hùng liệt sĩ, thương binh, người có công đã xả thân vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cũng là để nhắc nhở chính mình sống xứng đáng với sự hy sinh lớn lao và thiêng liêng ấy.
Tháng Bảy về, mưa mù giăng trắng trời. Mưa kéo dài từ ngày này sang ngày khác. Mưa như gợi sự xao động, làm tăng thêm nỗi thương nhớ bâng khuâng. Tháng Bảy mà, cao nguyên đang mùa mưa. Tháng Bảy mà, mưa như nỗi buồn trong mắt bao người ở lại, như nỗi nhớ niềm thương của những người đằng đẵng đợi chờ, ngóng trông con, chồng, cha của mình mãi không nguôi.
Ai cũng có một thời tuổi thơ hồn nhiên, gắn với những trò tinh nghịch. Trong vô số trò chơi tuổi thơ ấy, không biết có những ai còn nhớ tới trò chơi đồ hàng? Riêng với tôi, đó là một phần kí ức không thể quên, dù thời gian trôi qua bao lâu đi chăng nữa.
Chỉ trong vòng 6 tháng, bốn chị em Y Khổ (24 tuổi), A Khuẩn (14 tuổi), A Khỏa (11 tuổi) và A Khả (9 tuổi) trú tại thôn Đăk Rơ Wang, xã Đăk Pxi (huyện Đăk Hà) mất cả bố và mẹ. Từ khi bố mẹ qua đời, chị cả Y Khổ gồng gánh nuôi 3 đứa em thơ.
Hắn hí hửng về làng. Chẳng biết đây là lần thứ bao nhiêu hắn về làng. Nhưng lần nào cũng vậy, hắn đều có cảm giác hí hửng như một đứa trẻ khi được khám phá một vùng đất mới. Hắn nghĩ, có lẽ vì nghề nghiệp, vì lỡ mê “chủ nghĩa xê dịch” của cụ Nguyễn Tuân và cũng có lẽ vì cảm giác thân thuộc, chân chất khiến cho hắn dù đã bao nhiêu lần về làng rồi nhưng đều hí hửng, vẹn nguyên như mới lần đầu.
Vừa leo lên đỉnh con dốc đầu làng, hắn bỗng dừng lại, nghiêng đầu nghe ngóng. Phía sau hắn, một nhóm người cũng dừng lại theo, im lặng, và ngạc nhiên. Họ nhìn hắn với ánh mắt tò mò. Chuyện gì vậy? Một người hỏi.
Ở quê tôi, mỗi dịp đám giỗ không chỉ là dịp để con cháu hướng về ông bà, tổ tiên, về nguồn cội của mình, mà còn để bà con, hàng xóm, láng giềng, bạn bè thân hữu gặp gỡ, trò chuyện, tâm tình, qua đó gắn kết tình cảm thân thiết hơn.
Vừa bước chân vào nhà sau mấy tháng trời biền biệt xa nhà, cu con hít lấy hít để, con vẫn thích nhất mùi nhà mình. Một mùi thật khó diễn tả, nhưng thích lắm, sảng khoái lắm. Đó không hẳn là mùi thơm!
Biết ở quê mình vẫn còn hoa ngâu, lòng tôi tự dưng vui đến rộn ràng. Ngắm những chùm hoa ngâu vàng li ti khẽ lay, hương thơm nhè nhẹ phảng phất trong gió chiều, tâm trí tôi như trở về với những tháng ngày tuổi thơ đầy ắp những kỷ niệm.
Con đường mảnh như sợi chỉ hun hút bò lên cao. Hắn ngồi sau xe máy của A Phong mà tim đánh thình thịch, không nghĩ khôn mà toàn nghĩ dại “nhỡ không may mà lạc tay lái thì…”. A Phong cười: Yên chí lớn đi, ngày nào mà em chẳng lên xuống đường này mấy lần.
Từ ngữ tiếng Việt rất đa dạng và phong phú. Nhiều từ có cùng nghĩa với nhau, nhưng trong từng hoàn cảnh lại có thể được hiểu theo những cách khác nhau. Đơn cử như, cùng hành động đưa cho ai đó một vật gì mà không lấy lại, có thể dùng từ “cho”, nhưng có khi phải dùng một từ khác thể hiện sự trân trọng hơn, là “biếu” hoặc “tặng”.
Vòng vèo trải qua tận mấy chặng đường, mẹ vẫn tay xách nách mang bì hoa kim châm khô để làm quà cho con gái. Cứ nghĩ đến “mảnh vườn xưa cây mỗi ngày mỗi xanh/ bà mẹ già tóc mỗi ngày mỗi bạc” như câu thơ Tế Hanh trong bài “Vườn xưa” mà ngày còn học phổ thông tôi vẫn hay nghêu ngao đọc, cứ nghĩ đến loại hoa vừa làm cảnh quanh vườn nhà vừa là thực phẩm cho những bữa ăn ngày hè thuở ấu thơ mà lòng tôi rưng rưng.
Hãy tưởng tượng mà xem, trưa hè nóng nực, đi làm về, dọn cơm ra mà có tô canh cá, hoặc tôm, nấu khế, bên trên có mấy lát cà chua thái mỏng, mấy cọng rau ngổ, để giải nhiệt thì đưa cơm còn gì bằng.
Gã ngồi ở quán cà phê quen thuộc, bắt đầu ngày mới bằng một việc quen thuộc: Lướt mạng đọc tin tức. Quá nhiều chuyện khiến ta bận tâm- gã thở dài, đặt điện thoại xuống bàn, khi trên màn hình hiện lên “mệnh lệnh” từ quản lý phòng.
Như nhiều người cha khác ở vùng nông thôn, cho đến giờ, ba tôi vẫn không hề biết đến sự tồn tại của một ngày rất đặc biệt dành cho những người làm cha như mình- đó là Ngày của cha. Nguyên nhân chủ yếu hẳn là Ngày của cha cũng chỉ mới du nhập vào nước ta mấy năm gần đây và chủ yếu phổ biến ở đô thị và trong giới trẻ.
Tôi may mắn được thưởng thức nhiều món ăn của bà con đồng bào DTTS chế biến, như gỏi kiến chua, cá suối với măng chua nướng ống lồ ô, thịt heo nướng ống lồ ô, nhưng tôi ghiền nhất lại là những món ăn chế biến đơn giản từ rau dớn.
Những ngày này, ngọn lửa tình nguyện lại cháy lên trong tim tuổi trẻ Kon Tum, giục giã bước chân đi, đem theo nhiệt huyết, trách nhiệm và nghĩa tình, về với vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào DTTS.
Từ hiệu lệnh của tiếng kẻng mà dân trong thôn đã bắt gọn mấy “đạo chích” rồi. Một vụ đánh nhau được can thiệp kịp thời. Nạn trộm cắp tài sản, trộm chó đã được hạn chế. Anh công an phụ trách địa bàn rõ ràng là rất vui, bớt bận rộn hơn.
Dẫu cuộc sống đổi thay, nhưng bà Y Khen và bà Y Doa (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng (xã Măng Bút, huyện Kon Plông) vẫn bền bỉ giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Từng đường thoi, sợi chỉ của các bà không chỉ kết nên tấm thổ cẩm rực rỡ sắc màu mà còn giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa và niềm tự hào của dân tộc.