• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
6 nhiệm vụ trọng tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025    Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh trong tuần thứ nhất của Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV    Thủ tướng chỉ đạo 3 vấn đề nóng trong giáo dục    Triển khai nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội tháng 5    Sơ kết 4 năm thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”   

Tiêu điểm

“Tiêu pin” và sự hoài nghi

07/05/2018 07:08

Dù đã xảy ra cả chục ngày nay nhưng câu chuyện trộn tạp chất cà phê với than pin vào tiêu nhằm tăng cân nặng, dẫu mang tính cá biệt nhưng vẫn khiến nhiều người lo lắng, hoài nghi.

Không ít người đã đặt ra câu hỏi, điều gì sẽ xảy ra nếu số “tiêu pin” ấy được tiêu thụ trót lọt? Tiền mất, tật mang – chắc hẳn không chỉ cho một số ít người? Thậm chí, có người đã thở phào nhẹ nhõm, cảm thấy như trút được gánh nặng khi ngành chức năng công bố vì được ngăn chặn kịp thời, nên số “tiêu pin” ấy chưa đến tay người tiêu dùng.

Và tất nhiên, sự việc dù mang tính cá biệt nhưng cũng khiến cho không chỉ những người dân Kon Tum vốn lấy các loại cây thế mạnh, phù hợp với vùng đất cao nguyên như: cà phê, tiêu… làm kế mưu sinh bận lòng.

Nhớ lại những năm trước đây, ngành chức năng đã phát hiện các vụ việc “cà phê - bắp”, “cà phê – đậu nành”, rồi dùng hóa chất phù phép tiêu lép thành tiêu căng tròn, mẩy hạt… Chuyện những tưởng ở tận đâu đâu, thì đến nay lại là “tiêu pin” xảy ra ngay vùng đất được mệnh danh là thủ phủ của những loại nông sản này. Những hộp cà phê, cân tiêu… từ lâu đã trở thành món quà không chỉ chứa chan ân tình mà còn là niềm tự hào mang tính chỉ dẫn địa lý được nhiều người mong đợi từ vùng đất Kon Tum nói riêng, Tây Nguyên nói chung…

Nhưng, trước thông tin “tiêu pin” này đã khiến cho không ít người hoài nghi.

Không gì nguy hiểm và đáng lo sợ hơn sự hoài nghi. Thời gian đầu, sự hoài nghi dồn cả vào cà phê. Người thì quay lưng với cà phê, chọn thức uống khác khi đến quán cà phê; người thì chỉ uống cà phê rang xay tại chỗ; người thì vẫn uống nhưng lại AQ, cứ uống thôi vì không uống cũng chết, uống cũng chết; người thì đùa vui, cho ly cà phê pin Con Ó hay thay vì cho ly cà phê phin chuyển sang gọi cho ly cà phê pin nhé…

Và khi ngành chức năng công bố, tạp chất cà phê trộn với lõi pin không phải để chế biến thành cà phê uống mà để trộn vào tiêu… nhằm tăng trọng lượng, dư luận lại chuyển hướng sang những hạt tiêu bé bỏng – thức gia vị không thể thiếu của nhiều gia đình. Ai cũng biết, chất độc từ pin trộn lẫn trong tiêu đi thẳng vào dạ dày, sẽ phát tán đi nhiều hướng, gây nguy hại cho người tiêu dùng.  Nghe tin, tự an ủi, người thì nhà mình ít ăn tiêu; người thì, lượng tiêu nêm nếm vào thức ăn mỗi ngày không phải là nhiều, chưa đến nỗi phải lo như “cà phê pin”…

Rồi, ai nấy đều ồ, à, may quá, sự việc được phát hiện sớm. Chưa nói đến chuyện vì chạy theo lợi nhuận bất chấp mạng sống con người của những tư thương làm ăn bất chính mà khi sự hoài nghi đổ dồn cả vào những loại nông sản này, thì hậu quả là những doanh nghiệp, tư thương làm ăn chân chính và người nông dân dãi dầu một nắng hai sương khu vực Tây Nguyên – trong đó có Kon Tum phải gánh chịu.

Cây tiêu ở Tây Nguyên thời gian gần đây đối mặt với những chồng chất khó khăn: sâu bệnh, thối rễ, rớt giá… và nay là “tiêu pin”. Nhiều người lo lắng, tiêu còn trộn pin, làm ăn kiểu tắc trách này thì mua gì, ăn gì đều cần phải nghi hoặc về độ an toàn, thật giả… Biết đâu, lại “treo đầu dê, bán thịt chó”; biết đâu, lại trà trộn những thứ dễ gây chết người vào những thực phẩm phải ăn hàng ngày… Mang tiếng xấu, khó bán, cung vượt cầu, ùn ứ nông sản là chuyện dễ xảy ra.

Đáng nói hơn nữa là khi sự hoài nghi đủ lớn, sức mua giảm, tất yếu ảnh hưởng đến thương hiệu, uy tín – không dễ gì xây dựng được trong ngày một, ngày hai của mặt hàng nông sản này.

Ngăn chặn thực phẩm bẩn cũng chính là một cách xóa bỏ đi sự hoài nghi, xây dựng, gìn giữ thương hiệu nông sản cho cả vùng đất. “Tăng cường trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm” có lẽ không chỉ là chủ đề, là khẩu hiệu hô hào suông trong Tháng An toàn thực phẩm năm 2018 này. Một khi vì lợi nhuận, không ít người sẵn sàng có những hành vi trục lợi trên sức khỏe của người tiêu dùng thì nếu chỉ dựa vào công tác tuyên truyền để người sản xuất, kinh doanh thực phẩm nâng cao nhận thức, ý thức là chưa đủ.

Để xóa tan đi sự hoài nghi, để bước qua được lối sản xuất, kinh doanh chụp giật, dần tái cơ cấu nông nghiệp phát triển theo hướng cơ giới hóa, chất lượng cao, kiểm soát từ đầu vào cho đến đầu ra sản phẩm thì cần lắm công tác kiểm tra, kiểm  soát, xử phạt những hành vi gian lận, chụp giật như vừa nêu. Cùng với đó, chú trọng xây dựng và đảm bảo uy tín thương hiệu sạch – an toàn cho những loại cây chủ lực như tiêu, cà phê… cũng là vấn đề cần sớm được các cấp, các ngành quan tâm.

Nguyên Phúc

   

Các tin khác

  • Phên giậu biên cương “không rào mà vững”
  • Siết chặt hơn công tác quản lý thực phẩm
  • Khởi đầu thuận lợi, tạo đà tăng trưởng
  • Lan tỏa tinh thần thể dục thể thao theo gương Bác Hồ vĩ đại
  • Quyết tâm xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp
  • Phát huy sức mạnh toàn dân bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới
  • Sứ mệnh thiêng liêng của người thầy thuốc
  • Thiêng liêng tiếng gọi tòng quân
  • Lan tỏa khí thế thi đua xây dựng nông thôn mới
  • Nỗ lực ngay từ những ngày đầu, tháng đầu
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • 6 nhiệm vụ trọng tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025
  • Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh trong tuần thứ nhất của Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Bế mạc Hội thao Công nhân, viên chức, lao động lần thứ XIV
  • Xử lý trụ sở dôi dư, tận dụng tài sản công sau sáp nhập tỉnh
  • Các đơn vị quân đội chung sức xóa nhà tạm, nhà dột nát
  • Nâng cao giá trị trái cây qua chế biến
  • Thủ tướng chỉ đạo 3 vấn đề nóng trong giáo dục
  • Quốc hội thảo luận Tổ các Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt
  • Chùm ảnh: Nhộn nhịp công trường ngày nghỉ lễ

Đất & Người Kon Tum

  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đã bước sang tuổi 80, nhưng ông A Khunh (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng, xã Măng Bút, huyện Kon Plông vẫn miệt mài đan lát, rèn dao, làm nỏ, gìn giữ những nghề truyền thống. Bằng đôi tay khéo léo và tấm lòng son sắt, ông không chỉ lưu giữ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mà còn âm thầm truyền “lửa” cho thế hệ trẻ.
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Những bước chân vì cộng đồng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by