Với quyết tâm làm giàu trên vùng đất khó, Lê Hồng Nam - đảng viên Chi bộ thôn Ling La (xã Đăk Psi, huyện Đăk Hà) đã xây dựng mô hình kinh tế trang trại tổng hợp vườn-ao-chuồng (VAC). Đến nay, mô hình của anh Nam được xem như một mô hình điểm để bà con ở xã đặc biệt khó khăn Đăk Psi học hỏi và làm theo.
Chồng bị ung thư, 1 mình phải gánh nợ lo thuốc men cho chồng và nuôi 4 đứa con, cơm bữa no bữa đói, vậy mà nay, với ý chí quyết tâm và sự siêng năng, chị Võ Thị Thanh Tịnh, tổ 4, phường Trần Hưng Đạo (thành phố Kon Tum) đã vực khỏi đói nghèo, vươn lên xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.
Đến thăm gia đình chị Đỗ Thị Thanh Long, số nhà 45 Nguyễn Bặc, phường Lê Lợi, thành phố Kon Tum, chúng tôi đã không khỏi cảm phục trước ý chí, nghị lực của chị - một nạn nhân chất độc da cam. Chị cho biết, ảnh hưởng di chứng của chất độc da cam từ cha chị, mới sinh ra mắt chị đã rất yếu và theo thời gian mọi thứ ngày càng mờ dần.
Gặp, viết về ông Nguyễn Văn Tân, tổ trưởng tổ dân phố 3, Phó Bí thư Chi bộ tổ dân phố 3, phường Trường Chinh đã nhiều lần nhưng lần nào chúng tôi cũng được truyền “lửa” về tinh thần làm việc có trách nhiệm, tâm huyết, sáng tạo. Chính sự nhiệt thành đó, ông Tân luôn được bà con trong tổ tin yêu.
Là bệnh binh hạng 2 với mức độ thương tật 71%, nhưng ông Đoàn Văn Thường (sinh năm 1959) tại thị trấn Đăk Rve, huyện Kon Rẫy không quản ngại khó khăn, luôn ý thức chăm lo phát triển kinh tế gia đình. Ông là tấm gương điển hình của người lính Cụ Hồ vươn lên trong mọi hoàn cảnh.
Không “đầu bù tóc rối” dùi mài sách vở, cân bằng giữa việc học, chơi, tham gia công tác xã hội, bạn Trần Công Kha (cựu học sinh lớp 12 chuyên Toán Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành) đã đạt điểm cao nhất khối B của tỉnh và Nguyễn Thị Thanh Trang (cựu học sinh lớp 12 chuyên Hóa Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành) thủ khoa khối A, A1 của tỉnh trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018.
Tự tin, thông minh và cương nghị là những ấn tượng của chúng tôi khi gặp gương mặt trẻ tiêu biểu tỉnh Kon Tum - Lê Viết Lưu Thanh. Trong suốt câu chuyện, Thanh đã kể về hành trình theo đuổi đội tuyển học sinh giỏi Toán như một đúc kết cho chặng đường của riêng mình: có đam mê, có nghị lực ắt sẽ chạm được ước mơ.
Những ngày đầu đặt chân lên mảnh đất xã Đăk Tờ Re, huyện Kon Rẫy sinh sống và lập nghiệp, nữ đảng viên trẻ Nguyễn Thị Hải Yến nung nấu khát vọng và quyết tâm vượt khó vươn lên làm giàu bằng chính sức lao động của mình. Dám nghĩ, dám làm, chị đã xây dựng mô hình trồng chuối kết hợp trồng các loại cây công nghiệp khác có hiệu quả kinh tế cao...
“Alo! Chị cho em địa chỉ cụ thể, em đến ngay!”. Cúp điện thoại, vội vã mặc chiếc áo mưa, theo lời giới thiệu, anh Hưng phóng xe tìm đến nơi có thai nhi xấu số bị bỏ rơi. Cùng với sự giúp đỡ của một vài người bạn, ngay trong ngày, anh chuyển về, lo mai táng đàng hoàng. “Trời mưa to, không chôn kịp thời, cháu bé bị lạnh, tội lắm!” – lời anh Hưng vọng lại trong tiếng gió.
Em Nguyễn Thị Mai học lớp 12A2 Trường THPT Trường Chinh và em Nguyễn Thị Trang Thư lớp 12B Trường PTDTNT huyện Đăk Tô là hai nữ sinh khuyết tật bẩm sinh với đôi tay bị liệt không hoạt động được. Nhưng bằng nghị lực phi thường, 12 năm đến trường, hai em đã vượt qua mặc cảm, tự tin trong học tập và đạt danh hiệu học sinh khá nhiều năm liền...
Trong kháng chiến chống Mỹ, ông A Dầu (1952) ở làng Đăk Răng (xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi) 2 lần được trao tặng danh hiệu “Dũng sĩ diệt Mỹ”. Hòa bình lập lại, kinh qua nhiều vị trí công tác khác nhau, ông luôn phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Về nghỉ hưu tại địa phương, người đảng viên mẫu mực này vẫn luôn giữ vững và phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”.
Được sự giới thiệu của Hội Chữ thập đỏ tỉnh, chúng tôi tìm đến gia đình anh Phan Thành Trung 30 tuổi, trú tại tổ dân phố 5, thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà trong những ngày cả nước chuẩn bị tôn vinh những người hiến máu tình nguyện.
Không chỉ làm giàu cho bản thân mình mà anh A Đông ở thôn Đăk Nu, xã Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô còn có tinh thần vì cộng đồng, đóng góp công sức trong phong trào xây dựng nông thôn mới. Bởi vậy, mới đây, anh A Đông được chọn là 1 trong 7 gương mặt tiêu biểu của tỉnh Kon Tum tham dự Lễ kỷ niệm 70 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc tại thủ đô Hà Nội.
Làm theo lời căn dặn của Bác Hồ “Lương y phải như từ mẫu”, trong suốt hành trình làm công việc chữa bệnh cứu người của mình, dù ở đâu, cương vị nào, bác sĩ Lê Văn Chinh – Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Hồi cũng luôn ân cần với người bệnh, cần cù, chịu khó tìm tòi học hỏi và sáng tạo trong công việc...
Chẳng ai bảo, cũng không ai bắt buộc, nhưng hàng chục thanh niên tình nguyện của nhóm bạn trẻ trên địa bàn thành phố Kon Tum đã tự nguyện đi nhặt rác làm sạch dọc bờ kè sông Đăk Bla. Đây thực sự là hành động đẹp của tuổi trẻ tình nguyện vì cộng đồng…
Trong những tấm gương học sinh giỏi, tích cực tham gia hoạt động Đội của Trường THCS-THSP Lý Tự Trọng, thầy cô và bạn bè thường nhắc tới Nguyễn Thị Kim Anh, lớp 7B3. Nhiều năm liền, em đạt học sinh giỏi và danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ cấp thành phố.
Trong 10 năm, Y Bích và Y Vưn - học sinh lớp 10C8 Trường THPT Trường Chinh (thành phố Kon Tum) đã song hành, giúp đỡ nữ sinh Y Julie vượt qua mặc cảm đa khuyết tật bẩm sinh, để nỗ lực vươn lên trong học tập, hòa nhập cộng đồng.
Tìm tòi, sáng tạo, thầy Nguyễn Vĩnh Học - giáo viên bộ môn âm nhạc, Trường Trung học cơ sở Nguyễn Huệ (thành phố Kon Tum) đã đưa công cụ hỗ trợ dạy nhạc: “Bản nhạc được hỗ trợ âm thanh” do mình sáng chế vào trong công tác giảng dạy, học tập và đã đem lại hiệu quả cao...
Năm học 2017-2018, thiếu nhi thành phố Kon Tum đã không ngừng rèn luyện, phấn đấu trong học tập, trau dồi phẩm chất đạo đức, để trở thành con ngoan - trò giỏi, xứng đáng với danh hiệu Cháu ngoan Bác Hồ. Nhiều đội viên không chỉ học giỏi, tích cực phong trào Đội, mà còn biết giúp đỡ các bạn cùng tiến bộ hơn. Tiêu biểu đó là em Y Chi - Liên đội phó Trường Tiểu học Triệu Thị Trinh, và A Tâm - Liên đội trưởng Trường Tiểu học Đào Duy Từ.
Đến làng Iệk (xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi) hỏi thăm ông Thao Nhất, 40 tuổi, người Xơ Đăng, mọi người ở vùng này ai cũng biết. Bởi vì, ông là một nông dân sản xuất giỏi có tiếng ở vùng đất ngã ba biên giới này.
Trong cộng đồng người Xơ Đăng ở thôn Kei Joi (xã Đăk Xú, huyện Ngọc Hồi) có một nghệ nhân tài hoa đã dành hơn nửa thế kỷ để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Đó là nghệ nhân A Biu (75 tuổi) - một bậc thầy trong lĩnh vực đan lát và tạc tượng gỗ dân gian.