Khắc ghi lời dạy của Bác: “Giao thông là mạch máu của tổ chức, giao thông tốt thì mọi việc dễ dàng, giao thông xấu thì các việc đình trệ”, những năm qua, cán bộ, công nhân, người lao động ngành GTVT Kon Tum không ngừng nỗ lực, tận dụng và tranh thủ nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, mở đường cho sự phát triển kinh tế- xã hội và tạo thuận lợi thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Ngày 26/8, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh tổ chức Hội thảo góp ý Đề án “Phát triển kinh tế ban đêm tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”. Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, cơ quan, đơn vị, các nhà khoa học, chuyên gia tư vấn, phản biện.
“Tôi thấy nhóm bạn trẻ này có nhiều hoạt động rất thiết thực và hiệu quả” – đó là lời nhận xét của ông Đào Duy Khánh - Bí thư Huyện ủy Kon Plông dành cho nhóm bạn trẻ trong Dự án “Phủ xanh Măng Đen” với các hoạt động giúp huyện Kon Plông thêm xanh, sạch, đẹp.
Việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) theo hướng chuyên môn hóa sẽ tạo điều kiện để ngành công nghiệp phát triển bền vững, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Để hiện thực hóa mục tiêu phát triển CNHT trên địa bàn tỉnh, ông Huỳnh Minh Chương- Phó Giám đốc Sở Công thương đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Kon Tum về kế hoạch, giải pháp của tỉnh và ngành Công thương.
Chi phí đầu tư tăng chóng mặt, nông sản làm ra giá bán đã thấp lại còn khó tiêu thụ, người nông dân đang chật vật xoay xở trong cơn “bão” của dịch Covid-19.
Những năm qua, công nghiệp hỗ trợ (CNHT) được Đảng và Nhà nước xác định là một trong những lĩnh vực quan trọng và ưu tiên đầu tư phát triển. Với nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ, lĩnh vực CNHT bước đầu đã có bước tiến nhất định.
Huyện Đăk Hà có diện tích hồ thủy điện, hồ thủy lợi lớn cùng với nhiều diện tích đất ruộng có khả năng cải tạo thành ao nuôi trồng thủy sản. Khai thác tiềm năng và lợi thế về diện tích mặt nước, những năm gần đây, Đăk Hà đẩy mạnh phát triển nuôi cá, góp phần thực hiện mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn, cải thiện thu nhập cho người dân.
Chủ động xây dựng phương án ứng phó với phương châm “4 tại chỗ”, sẵn sàng di dời khẩn cấp người dân ra khỏi vùng nguy hiểm khi có thiên tai, bão lũ hay mưa lớn kéo dài nhằm hạn chế thiệt hại về người và của cho nhân dân... Đó là việc làm, biện pháp mà chính quyền huyện Đăk Glei đang tập trung triển khai nhằm ứng phó với thiên tai trong mùa mưa bão năm nay.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhưng công tác giải ngân vốn đầu tư vẫn chưa đạt được so với yêu cầu đề ra. Do đó, trong những tháng còn lại của năm 2021, tỉnh ta đề ra nhiệm vụ, giải pháp quyết liệt hơn trong công tác đẩy nhanh giải ngân nguồn vốn đầu tư công, góp phần hoàn thành mục tiêu kép như kế hoạch đề ra.
Đến ngày 9/8, trên địa bàn huyện Sa Thầy phát hiện bệnh khảm lá vi rút trên diện tích 179,2ha mì. Hiện cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương đang nỗ lực hỗ trợ bà con thực hiện các biện pháp ngăn chặn, diệt trừ bệnh nhằm hạn chế thiệt hại.
Thực hiện công tác quản lý, bảo tồn động vật hoang dã, từ đầu năm đến nay, các lực lượng chức năng của huyện Sa Thầy tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở gây nuôi động vật hoang dã trên địa bàn, đồng thời thực hiện tốt công tác tiếp nhận, cứu hộ và tái thả động vật hoang dã về môi trường tự nhiên.
Những năm qua, công tác thu hút đầu tư vào địa bàn huyện Đăk Glei có những chuyển biến tích cực, trong đó chủ yếu là lĩnh vực điện, nông nghiệp, sản xuất, chế biến dược liệu.
Nhờ sự quan tâm của các cấp, các ngành và sự nỗ lực của chính người dân trong xây dựng nông thôn mới, đến nay huyện Đăk Glei đã đạt bình quân 13,10 tiêu chí/xã, trong đó có 2 xã Đăk Pek và Đăk Môn đã đạt chuẩn xã nông thôn mới.
Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh, hoạt động của các chợ, siêu thị, cửa hàng kinh doanh hàng thiết yếu vẫn diễn ra bình thường, hàng hóa phong phú, giá cả ổn định. Công tác phòng, chống dịch Covid-19 tiếp tục được cơ sở thực hiện nghiêm túc.
Huyện Sa Thầy đang thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng độ che phủ rừng, trong đó, tập trung hỗ trợ, hướng dẫn người dân trồng rừng, quyết tâm trồng được 500ha rừng trong năm 2021, tiến đến mục tiêu trồng hơn 3.000 ha rừng vào năm 2025, theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Sa Thầy lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra.
Những năm qua, huyện Sa Thầy chú trọng thu hút, xúc tiến đầu tư nhằm khai thác, tận dụng những tiềm năng sẵn có, tạo đòn bẩy để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Qua đó, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực với tỷ trọng công nghiệp đạt mức 60%, thương mại dịch vụ đạt 27,52%, nông nghiệp giảm còn 12,48% (6 tháng đầu năm 2021), mức tăng trưởng bình quân đạt 13,57%/năm (giai đoạn 2015-2020).
Từ cuối tháng 5/2021 đến nay, bệnh viêm da nổi cục ở trâu bò đã xuất hiện tại 6/8 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Ngọc Hồi. Huyện Ngọc Hồi đã đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại xảy ra trên đàn gia súc và cơ bản khống chế được dịch bệnh, không để lây lan trên diện rộng.
Giai đoạn 2016-2020, dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, đầu tư công trung hạn trên địa tỉnh được thực hiện tích cực, góp phần quan trọng cho việc hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội quan trọng của tỉnh. Đồng thời, hưởng lợi nguồn đầu tư công này, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở các địa phương được nâng cấp, tạo diện mạo mới cho các địa phương…
Ngay khi có thông tin tỉnh ta ghi nhận một số trường hợp dương tính với SARS- Cov-2 và nghi ngờ nhiễm SARS-Cov-2, người dân trên địa bàn thành phố Kon Tum đổ xô vào các chợ, siêu thị để mua hàng hóa, thực phẩm tích trữ. Đây là việc làm không cần thiết và gây khó khăn cho công tác phòng, chống dịch.
Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh (NHCSXH) vừa triển khai Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 cho cán bộ, nhân viên Phòng giao dịch NHCSXH của 10 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.
Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.