Sáng 17/7, Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP thành phố Kon Tum tổ chức Hội nghị đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP thành phố Kon Tum đợt I năm 2021.
Tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp tại các địa phương trong nước và nhu cầu tiếp tế, cung ứng lương thực cho các tỉnh thành miền Nam đã khiến nguồn cung một số mặt hàng rau, củ, quả tại các chợ truyền thống trên địa bàn thành phố Kon Tum giảm, đẩy giá cả các mặt hàng này tăng cao.
Đảm bảo cung cấp kịp thời các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác phòng, chống thiên tai, vì vậy, hiện tại, Sở Công thương và các đơn vị kinh doanh hàng hóa đã hoàn thiện và sẵn sàng phương án dự trữ, cung ứng đầy đủ hàng hóa trong mọi tình huống.
Mưa bão, thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường, vì vậy việc chủ động các biện pháp, phương án phòng chống, ứng phó để không bị động là một trong những nhiệm vụ được huyện Tu Mơ Rông đặc biệt quan tâm, chú trọng trong mùa mưa bão nhằm bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho nhân dân.
Theo Thông báo số 4221/BNN-VPĐP ngày 6/7/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản phẩm Cà phê rang xay DARMARK của Công ty TNHH MTV Cà phê Nguyên Huy Hùng, huyện Đăk Hà đạt chuẩn sản phẩm OCOP 5 sao cấp Quốc gia năm 2020. Hội đồng OCOP cấp Quốc gia đề nghị Công ty cần củng cố và hoàn thiện về bao bì, nhãn mác để nâng cao sự tiện lợi, ấn tượng đối với người tiêu dùng.
Sau 3 năm thực hiện theo Nghị quyết 08 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu, mặc dù có nhiều nỗ lực trong triển khai, nhưng Đăk Tô vẫn gặp khá nhiều khó khăn trong phát triển diện tích dược liệu trên địa bàn.
Ngày 6/9/2016, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Sa Thầy ban hành Nghị quyết số 02-NQ/HU ngày 6/9/2016 về phát triển nông nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020. Qua 5 năm triển khai thực hiện đã đem lại hiệu quả tích cực trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân, góp phần vào phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
Sáng 12/7, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Kon Tum (Agribank) tổ chức Lễ trao thưởng Chương trình tiết kiệm dự thưởng “Kỷ niệm 30 năm thành lập Agribank Kon Tum”.
Theo Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thành phố Kon Tum, đến thời điểm hiện tại, thành phố Kon Tum có 1.540 con bò của 850 hộ dân ở 87 thôn tại 19 xã, phường trên địa bàn bị mắc bệnh viêm da nổi cục.
Đến ngày 10/7, đã có 15/21 xã, phường của thành phố Kon Tum xuất hiện bệnh khảm lá mì. UBND thành phố yêu cầu UBND các xã, phường tăng cường các biện pháp hỗ trợ bà con nông dân trừ bệnh.
Sáng 9/7, UBND huyện Ia H’Drai cho biết, với nỗ lực của chính quyền, ngành chức năng và sự tham gia tích cực, chủ động của người dân, địa phương đã khống chế được bệnh Viêm da nổi cục trâu, bò.
Ngày 8/7, UBND huyện Ngọc Hồi xác nhận đã có 6/8 xã, thị trấn xuất hiện bệnh Viêm da nổi cục trâu, bò. Để ứng phó với diễn biến phức tạp của dịch bệnh, huyện Ngọc Hồi nghiêm cấm giấu dịch, bán chạy, giết mổ gia súc mắc bệnh.
Tỉnh ủy Kon Tum khóa XIII đã ban hành Chương trình 58-CTr/TU, ngày 8/10/2008 thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (gọi tắt là tam nông). Sau hơn 12 năm quán triệt, triển khai, cả hệ thống chính trị được huy động “vào cuộc”, tạo chuyển biến tích cực trong lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.
Những thành tựu đạt được từ Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018 - 2020 đã chứng minh rằng, để phát triển nông thôn bền vững, cần chú trọng tổ chức phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Do đó, việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Chương trình OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới là hết sức cần thiết, phù hợp với quá trình tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, góp phần tăng thu nhập, nâng cao giá trị sản phẩm và bảo vệ môi trường.
Hiện đang là thời điểm thuận lợi nhất để xuống giống các loại cây trồng, vì vậy, nhu cầu về cây giống tăng, kéo theo giá các loại cây giống cũng tăng theo. Thế nhưng, trong sự nhộn nhịp của thị trường cây giống vẫn còn nhiều băn khoăn, trăn trở.
Theo giới thiệu của Hội Nông dân huyện Sa Thầy, chúng tôi đến thôn Đức Lý, xã Sa Nhơn để tham quan mô hình vườn - ao - chuồng của chị Nguyễn Thị Dịu. Từ cảnh trắng tay do hỏa hoạn, chị Dịu đã vượt qua nhiều khó khăn, vươn lên trở thành hội viên nông dân tiêu biểu trong phát triển kinh tế gia đình trên địa bàn huyện.
Thời gian qua, UBND huyện Đăk Glei tập trung chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả để thực hiện tái cơ cấu nền nông nghiệp trên địa bàn. Qua đó, khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, hình thành những vùng sản xuất quy mô lớn để tăng giá trị sản xuất, khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương trong phát triển kinh tế nông nghiệp, góp phần xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025 xác định, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong đó có việc rà soát nguồn quỹ đất có khả năng trồng cây mắc ca để nghiên cứu, xác định mô hình sản xuất, liên kết tiêu thụ, hình thành một số vùng sản xuất trên địa bàn tỉnh.
Ngày 2/7, UBND huyện Ngọc Hồi cho biết đã phát cảnh báo tình trạng buôn bán cây điều giống không có nguồn gốc, có thể gây ảnh hưởng trực tiếp cũng như lâu dài đến sản xuất của bà con nông dân.
Toàn tỉnh hiện có 187 Hợp tác xã (HTX) với trên 9.600 thành viên và người lao động. Đối diện với những khó khăn do dịch bệnh Covid-19 gây ra, không ít HTX đã phát huy tốt tinh thần đoàn kết, có những cách làm sáng tạo vượt qua thách thức và sẵn sàng cho giai đoạn phát triển mới thời kỳ hậu đại dịch.
Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.