Trong tổng số các hợp tác xã (HTX) hoạt động trên địa bàn tỉnh, HTX nông nghiệp chiếm số lượng lớn (71,3%) và ngày càng mở rộng về quy mô, chất lượng hoạt động, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người nông dân và góp phần tích cực trong xây dựng nông thôn mới ở các địa phương.
Sau gần 3 năm triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm đặc trưng (OCOP) trên địa bàn tỉnh, phong trào sản xuất theo tiêu chuẩn OCOP ngày càng được các doanh nghiệp tích cực thực hiện. Tuy nhiên, cùng với việc phát triển về số lượng thì việc nâng hạng sao sản phẩm OCOP cũng là vấn đề được các cấp, các ngành và các chủ thể sản xuất của tỉnh ta chú trọng.
Mưa lớn kéo dài liên tục đã làm tuyến Quốc lộ 24 đang được nâng cấp, mở rộng bị sạt lở nhiều đoạn, ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình. Đơn vị quản lý cũng như chủ đầu tư là Sở GTVT đã đề xuất hướng xử lý, khắc phục nhằm bảo đảm công trình bền vững.
Trước tình hình dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp và lâu dài, ngành NN&PTNT tỉnh đã đề ra một số giải pháp trước mắt cũng như lâu dài để thích ứng với tình hình mới.
Hơn 6 năm qua, ở thôn Ngọc Tiền (xã Đăk Xú, huyện Ngọc Hồi) có mô hình “Nông dân hợp tác, giúp nhau phát triển kinh tế” với 13 thành viên là nông dân trên địa bàn. Thông qua mô hình này, các hội viên nông dân đã cùng chia sẻ kinh nghiệm trồng, chăm sóc, phát triển cà phê, cao su xen canh cây ăn trái các loại.
Ngày 4/12, ông Dương Quang Phục- Phó Chủ tịch UBND huyện Sa Thầy cho biết, trên địa bàn huyện ghi nhận một ổ dịch tả lợn Châu Phi. Hiện công tác khoanh vùng dập dịch đang được tiến hành quyết liệt, khẩn trương với quyết tâm không để lây lan ra diện rộng.
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 03-NQ/TU, ngày 27/7/2011 của Tỉnh ủy khóa XIV về “xây dựng và phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực” đã từng bước góp phần vào chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế nói chung, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần quan trọng vào kết quả giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế.
Hiện nay đang là giữa vụ thu hoạch cà phê năm 2021. Mặc dù giá cà phê đang ở mức khá cao so với năm trước, nhưng niềm vui của người dân không được trọn vẹn khi sản lượng cà phê sụt giảm đáng kể.
Đó là một trong những nội dung chỉ đạo mà đồng chí Dương Văn Trang- Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh trong chuyến thăm và làm việc với Đảng ủy xã Măng Ri (huyện Tu Mơ Rông) mới đây (ngày 18/11).
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu tháng 11 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện nhiều ổ dịch tả lợn Châu Phi tại 3 huyện Ngọc Hồi, Đăk Tô và Kon Plông. Đã có 475 con lợn với tổng trọng lượng 11.169 kg bị tiêu hủy.
Chủ động “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, yêu cầu triển khai các chính sách kích cầu, phục hồi hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh theo Kế hoạch 4002/KH-UBND của UBND tỉnh đang được các đơn vị, địa phương, cơ sở khẩn trương tiến hành.
Chiều 30/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lễ ký kết biên bản ghi nhớ với Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu và Công ty Cổ phần Charm Group về việc đầu tư vùng nguyên liệu trồng sầu riêng, cây ăn trái công nghệ cao kết hợp du lịch tại tỉnh Kon Tum.
Ngày 30/11, thông tin từ Sở Giao thông Vận tải, trong 2 ngày qua, do ảnh hưởng của dãy áp thấp kết hợp với nhiễu động trong đới gió Đông trên cao nên trên địa bàn tỉnh ta có mưa lớn kéo dài, nhất là tại địa bàn huyện Đăk Glei, Kon Plông và Tu Mơ Rông, đã làm sạt lở nhiều vị trí trên các tuyến đường, gây ách tắc giao thông cục bộ và khó khăn trong việc đi lại.
Tối 28 và ngày 29/11, trên địa bàn tỉnh có mưa lớn kéo dài đã làm sạt lở một vài điểm tuyến đường Hồ Chí Minh và đường Trường Sơn Đông gây ách tắc giao thông.
Trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, điện năng là tiêu chí số 4, trong đó, UBND tỉnh quy định tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn đạt từ 98% trở lên. Những năm qua, với việc chủ động đầu tư, nâng cấp hệ thống điện ở khu vực nông thôn, Công ty Ðiện lực Kon Tum đã góp phần quan trọng đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện Quyết định số 1990/QĐ-TTg, ngày 26/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc giảm lãi suất cho vay các chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), Chi nhánh NHCSXH tỉnh dự kiến giảm hơn 6,1 tỷ đồng cho gần 67.000 hộ vay vốn.
Năm 2021, thành phố Kon Tum xây dựng kế hoạch trồng 1.000ha rừng, vượt 780ha so với kế hoạch tỉnh giao. Đến nay, với sự nỗ lực của cấp chính quyền địa phương, ngành kinh tế lâm nghiệp và người dân trên địa bàn, thành phố Kon Tum đã trồng được hơn 960ha rừng với tỷ lệ sống trung bình đạt 80%.
Thời gian qua, huyện Ngọc Hồi đẩy mạnh việc tuyên truyền và triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Qua đó, từng bước nâng cao chất lượng những sản phẩm đặc trưng, truyền thống tại địa phương và nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần từng bước giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn.
Giao đất, giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn là chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, qua đó, góp phần nâng cao trách nhiệm làm tốt hơn công tác quản lý, bảo vệ rừng và giải quyết bài toán sinh kế cho người dân. Thực hiện chủ trương này, đến nay, huyện Đăk Hà đã giao hơn 11.500ha rừng và đất lâm nghiệp cho gần 950 hộ gia đình và 20 cộng đồng dân cư quản lý bảo vệ.
Trước những diễn biến của khí hậu toàn cầu và trong xu thế phát triển của thời đại, nhiều quốc gia trên thế giới đang hướng đến chiến lược tăng trưởng xanh, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Thực hiện chủ trương của Chính phủ, cùng với các địa phương trong cả nước, tỉnh ta cũng đang hướng đến chiến lược tăng trưởng xanh.
Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.