Chương trình của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng nêu rõ: “Tăng cường liên kết các vùng kinh tế động lực trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất hàng hóa, phát triển du lịch, kinh tế đêm… nhất là huyện Kon Plông và thành phố Kon Tum”. Liên kết tạo sức mạnh bó đũa, liên kết để phát triển là yêu cầu tất yếu trong phát triển du lịch hiện nay.
Không tính các cây trồng khác, nhiều hộ dân ở xã Sa Bình, huyện Sa Thầy thu nhập cao nhờ trồng “mì cán bộ”, bởi bên cạnh được mùa, giá củ cao ổn định, người dân còn bán được hom giống.
Những năm qua việc ứng dụng rộng rãi khoa học công nghệ cao vào sản xuất đã giúp những sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng cao chất lượng, sản lượng..., qua đó tăng hiệu quả kinh tế, góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Sau 20 năm thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể (KTTT); KTTT trên địa bàn tỉnh, mà nòng cốt là hợp tác xã (HTX) đã phát triển cả về số lượng và chất lượng. Nhiều loại hình, mô hình KTTT, HTX hoạt động hiệu quả, tạo việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo cho các thành viên, góp phần tích cực trong công cuộc xây dựng nông thôn mới.
Sau 10 năm thực hiện Luật HTX năm 2012, KTTT mà nòng cốt HTX trên địa bàn tỉnh đã có sự chuyển biến tích cực cả về chất và lượng. HTX đang đóng vai trò to lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn và xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân vùng nông thôn.
Sau 10 năm triển khai Nghị quyết số 03-NQ/TU của Tỉnh ủy khóa XIV “về xây dựng, phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực”, với nhiều giải pháp cụ thể, cà phê và các sản phẩm chế biến từ cà phê là 1 trong 2 sản phẩm chủ lực đã vượt mục tiêu đề ra (cùng với điện sản xuất), vượt 40% diện tích (25.211/18.000ha) và 30,4% sản lượng (52.172/40.000 tấn).
Đầu tháng 11 vừa qua, huyện Ngọc Hồi sơ kết 1 năm triển khai Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”. Theo đó, có nhiều mô hình hay, hiệu quả về giúp hộ nghèo, cận nghèo làm kinh tế đang được phát huy ở các địa phương.
Tối 18/11, ông Nguyễn Quảng- Giám đốc Công ty Cổ phần Quản lý đường bộ Kon Tum cho biết, sau gần một ngày nỗ lực khắc phục, tập trung hốt dọn lượng lớn đất đá sạt lở trên đường và đến 17h cùng ngày đã thông xe trên tuyến đường Trường Sơn Đông.
Những ngày qua, trên địa bàn huyện Kon Plông có mưa lớn kéo dài đã làm sạt lở nặng ta luy dương và ta luy âm trên đường Trường Sơn Đông (đoạn qua xã Ngọc Tem) gây tắc hoàn toàn tuyến đường tại km 176 +100.
Ngày 20/7/2021, Tổng cục Đường bộ Việt Nam có Quyết định số 3298/QĐ-TCĐBVN về việc cho phép chuẩn bị đầu tư công trình sửa chữa trên hệ thống quốc lộ. Trong đó, tại Quốc lộ 24 đoạn qua trung tâm xã Đăk Ruồng, huyện Kon Rẫy đã được phê duyệt đầu tư sửa chữa, bổ sung hệ thống thoát nước và hệ thống an toàn giao thông dài 2,78 km, với tổng kinh phí 2 tỷ đồng.
Thực hiện cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”, thời gian qua, Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực và hiệu quả, nỗ lực giúp đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh thay đổi suy nghĩ trong làm ăn kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững. Tiêu biểu trong thực hiện chương trình này có Agribank Chi nhánh huyện Đăk Glei.
Các sản phẩm OCOP được công nhận ngày càng trở nên quen thuộc trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại địa bàn tỉnh. Hình thành và phát triển các sản phẩm OCOP trong lĩnh vực du lịch cũng mang ý nghĩa hơn, khi các sản phẩm đặc trưng này sẽ tạo sức hút bằng “thương hiệu” của chính mình.
10 tháng vừa qua là khoảng thời gian kinh tế- xã hội của tỉnh đối mặt với nhiều thách thức, khiến việc thực hiện nhiều chỉ tiêu gặp khó khăn. Từ nay đến hết năm, thời gian còn lại không nhiều, vì vậy các cấp, các ngành của tỉnh đang tập trung dồn toàn lực để có thể hoàn thành kế hoạch năm 2021.
Từ thực tế của quá trình sản xuất và chủ trương phát triển cây ăn quả của Đảng ủy, UBND xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy như được tiếp thêm nguồn lực khi hệ thống chính trị cùng vào cuộc thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên phát triển bền vững” đang từng bước tạo ra vùng chuyên canh cây ăn quả ở địa phương.
3 năm qua, với việc triển khai chương trình OCOP, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện Đăk Tô đã mạnh dạn thử sức, đầu tư để đưa ra thị trường các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, giá trị cao. Với việc được công nhận OCOP, các sản phẩm nông nghiệp, nông thôn đã từng bước “gắn sao” trong lòng người tiêu dùng, khẳng định được chỗ đứng trên thị trường, tạo động lực thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Hoạt động vận tải hành khách tuyến cố định liên tỉnh đã được khởi động lại. Đây là điều mà các đơn vị vận tải mong mỏi sau thời gian dài bị “đóng băng” để phòng, chống dịch. Tuy nhiên, sau gần một tháng mở lại, hoạt động vận tải hành khách vẫn rất đìu hiu.
Kết luận Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI đã nêu rõ: “Chuyển từ tinh thần đồng hành cùng nhà đầu tư sang tinh thần chủ động kêu gọi, theo dõi, làm việc với nhà đầu tư để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, rút ngắn tối đa thời gian chuẩn bị một dự án đầu tư nhằm thu hút, triển khai các dự án trên địa bàn”. Tinh thần mới này đã tạo nên tâm thế mới và cả những kỳ vọng mới trong công tác thu hút đầu tư của tỉnh ta.
Những năm qua, với sự phát triển chung của xã hội nên tốc độ phát triển về cơ sở hạ tầng tại các đô thị trung tâm các huyện, thành phố có sự phát triển khá nhanh.
Sáng 6/11, UBND thành phố Kon Tum tổ chức đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo thành phố với cơ sở kinh doanh hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm trên dịa bàn. Tham dự có đại diện UBND các xã, phường cùng các hộ kinh doanh hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm.
Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.