8ha lúa nước 2 vụ của người dân xã Đăk La (huyện Đăk Hà) phải chuyển sang 1 vụ bởi các công trình thủy lợi trên địa bàn xuống cấp, không đảm bảo nguồn nước tưới. Chính vì vậy, người dân mong muốn chính quyền địa phương và ngành chức năng sớm sửa chữa các công trình thủy lợi tại đây nhằm bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất.
Giảm nghèo từ lâu đã là bài toán khó, giảm nghèo bền vững còn khó khăn gấp nhiều lần, bởi không có phương pháp nào chung để áp dụng cho việc thoát nghèo. Nhưng thực tế cho thấy, chúng ta đã và đang có lời giải đúng.
Thời gian qua, huyện Đăk Glei tích cực triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) nhằm tạo “thương hiệu” cho các sản phẩm của địa phương, thúc đẩy liên kết chuỗi sản xuất gắn với tiêu thụ; xây dựng một số sản phẩm góp phần nâng cao giá trị sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kon Rẫy, năm 2022, có 8 ý tưởng, sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP thuộc nhóm thực phẩm (nông, thủy sản tươi sống; nông, thủy sản sơ chế, chế biến và các thực phẩm khác). Tuy nhiên, qua quá trình rà soát tính khả thi và tiềm năng của các ý tưởng, sản phẩm, chỉ có 5 ý tưởng, sản phẩm được đưa vào danh sách hỗ trợ tham gia Chương trình OCOP.
Sáng 30/11, Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum tổ chức Lễ công bố hoàn thành kế hoạch sản lượng năm 2022. Dự Lễ công bố có lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Đảng ủy Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh; đại diện các nông trường, tổ sản xuất và người lao động của Công ty.
Nằm trong chuỗi các sự kiện hướng tới kỷ niệm 110 năm Ngày thành lập tỉnh Kon Tum (9/2/1913 - 9/2/2023), huyện Đăk Glei tổ chức Chợ phiên Dược liệu - Gia súc biên giới năm 2022. Phiên chợ diễn ra trong 3 ngày, từ 2- 4/12/2022.
Từ 20 giờ đến hơn 23 giờ ngày 28/11, Ban Quản lý dự án Điện nông thôn miền Trung, Công ty Điện lực Kon Tum và các đơn vị liên quan đã tổ chức họp nghiệm thu và đóng điện Dự án Trạm biến áp 110kV Kon Tum 2 tại tổ 1, phường Trần Hưng Đạo (thành phố Kon Tum).
Trước tình trạng rừng trồng bị chết, huyện Tu Mơ Rông cam kết sẽ đồng hành giúp dân khôi phục các diện tích này bằng việc huy động nguồn lực để hỗ trợ cây giống cũng như mời chuyên gia đánh giá sâu bệnh trên cây để có biện pháp phòng chống. Tuy nhiên, về lâu dài, huyện mong muốn cần có chính sách hỗ trợ thêm để đảm bảo an sinh cho người dân trong quá trình trồng và chăm sóc, bảo vệ rừng.
Với sự nỗ lực của các đơn vị, ngành, chính quyền địa phương cơ sở và người dân, trong năm 2022, huyện Đăk Hà đã tổ chức trồng mới diện tích rừng vượt chỉ tiêu đề ra.
Với ý chí, nghị lực và quyết tâm không cam chịu đói nghèo, anh Hà Văn Huy (32 tuổi, ở thôn 1, xã Đăk La, huyện Đăk Hà) đã vượt khó, có thu nhập khá từ nuôi ong.
Thời gian qua, với sự tuyên truyền vận động sâu rộng, bền bỉ của các cấp, ngành, hội viên nông dân trên địa bàn huyện Ngọc Hồi đã hiểu rõ tầm quan trọng của kinh tế tập thể. Qua đó, tích cực liên kết, hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong sản xuất, mang đến sự khởi sắc cho kinh tế tập thể trên địa bàn.
Đến thôn 1, xã Ia Dom ( huyện Ia H’Drai), chúng tôi được giới thiệu về anh Lương Văn Thắng- một nông dân trẻ (sinh năm 1989) người dân tộc Mường năng động, sáng tạo, cần cù lao động, làm kinh tế giỏi. Nhờ mạnh dạn thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao, cuộc sống gia đình anh Thắng ngày càng ổn định.
Ngày 25/11, ông A Đe- Chủ tịch UBND xã Tê Xăng (huyện Tu Mơ Rông) cho biết, chủ đầu tư thủy điện Đăk Psi 2 (xây dựng tại xã Tê Xăng) vừa tiến hành trả tiền đền bù với tổng số tiền 1,3 tỷ đồng cho người dân ở xã bị ảnh hưởng trong quá trình xây dựng thủy điện. Đây là số tiền chủ đầu tư thuỷ điện nợ 30 hộ dân của 3 thôn Tu Thó, Tân Ba, Đăk Sông từ năm 2020 đến nay.
Thời gian qua, các cơ quan chức năng trên địa bàn huyện Kon Plông đã đẩy mạnh việc tuần tra, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về công tác quản lý, bảo vệ rừng. Qua đó, kịp thời răn đe, ngăn chặn tình trạng phá rừng, bảo vệ nguồn tài nguyên rừng trên địa bàn.
Nhiều diện tích rừng trồng năm 2021 trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông chết hàng loạt. Rừng chết, người dân không có tiền mua cây giống trồng dặm nên đang đối mặt với nguy cơ không thể hưởng lợi từ diện tích đã bỏ công trồng rừng.
Từ ngày 25/11, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh (Ban Chỉ đạo 389 tỉnh) mở đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Quý Mão.
Thời gian qua, huyện Ngọc Hồi tích cực tuyên truyền, vận động người dân thay đổi thói quen, tập quán trong nuôi trồng thủy sản bằng những mô hình thiết thực, hiệu quả. Qua đó, nâng cao kiến thức, kỹ thuật của người dân trong nuôi trồng thủy sản, đẩy mạnh sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với bảo vệ môi trường, an toàn sinh học để phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản trên địa bàn.
Ngày 22/11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tiến hành khảo sát đánh giá việc thực hiện trách nhiệm về môi trường và xã hội của các công trình thủy điện trên địa bàn xã Đăk Pxi (huyện Đăk Hà). Cùng đi có đại diện Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Thành ủy, UBND thành phố vừa thống nhất với Dự thảo Phương án thí điểm Phát triển kinh tế ban đêm tại khu vực kè sông Đăk Bla, đường Bạch Đằng, phường Quyết Thắng giai đoạn 2022 -2025 do UBND phường Quyết Thắng xây dựng.
Ngày 21/11, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Kon Tum (Agribank Kon Tum) tổ chức Lễ trao thưởng Chương trình tiết kiệm dự thưởng “Đón lộc may mắn cùng Agribank Kon Tum”.
Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.