Thời gian qua, huyện Ngọc Hồi tập trung huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng các cầu treo kiên cố trên địa bàn và thường xuyên tiến hành kiểm tra, sửa chữa hệ thống cầu treo hiện có. Qua đó, tạo điều kiện thuận tiện, an toàn cho người dân đi lại, giao thương và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
Trong thời gian qua, việc chuyển đổi số trong tiêu dùng với hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng được người tiêu dùng, các đơn vị, người kinh doanh tin tưởng sử dụng.
Đó là kết luận của Sở Công thương sau buổi làm việc với Công ty Cổ phần Thuỷ điện Ry Ninh II- Đăk Psi (chủ đầu tư Thuỷ điện Đăk Psi 2) và UBND huyện Tu Mơ Rông để giải quyết dứt điểm việc đền bù.
Những năm qua, Hội Nông dân huyện Kon Rẫy đẩy mạnh triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, trọng tâm để nâng cao chất lượng sử dụng nguồn vốn ủy thác từ Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Kon Rẫy. Qua đó, hỗ trợ hàng nghìn hội viên nông dân trên địa bàn phát triển sản xuất, từng bước thoát nghèo bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
Sáng 15/11, Cục Thuế tỉnh tổ chức Lễ trao thưởng cho các cá nhân, hộ kinh doanh may mắn trúng thưởng Chương trình “Hóa đơn may mắn” trong kỳ quay thưởng quý II năm 2022.
Sáng 14/11, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Kon Tum (Agribank Kon Tum) phối hợp với Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Kon Tum tổ chức Lễ quay số Chương trình tiết kiệm dự thưởng “Đón lộc may mắn cùng Agribank Kon Tum”.
Xác định công nghiệp hỗ trợ là một trong những lĩnh vực quan trọng, tạo động lực thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển mạnh hơn; những năm qua, tỉnh ta triển khai nhiều chương trình, kế hoạch nhằm kêu gọi, thu hút đầu tư vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, đến nay, việc phát triển công nghiệp hỗ trợ của tỉnh ta vẫn đang “dậm chân tại chỗ”.
Theo Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh, thông qua sự phối hợp từ chính quyền địa phương các cấp, các tổ chức, đơn vị liên quan và người dân trên địa bàn tỉnh, đến thời điểm này, việc thu và chi tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) luôn kịp thời, đúng quy định.
Giữ nguồn genne sâm Ngọc Linh thuần chủng, không bị lai tạp đang là cuộc chiến gian nan và lâu dài, nhất là khi cây sâm giả len lỏi vào các vườn sâm, được trồng như sâm Ngọc Linh.
Xác định việc đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công và các chương trình mục tiêu quốc gia trong năm 2022 có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm cho người lao động, huyện Tu Mơ Rông tập trung chỉ đạo, triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, hoàn thành việc giải ngân vốn đầu tư công theo kế hoạch đề ra.
Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và đầu tư phát triển đô thị theo hướng đồng bộ, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm, góp phần tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Đó là nội dung chỉ đạo của đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Tuấn tại văn bản số 3703-UBND/KTTH của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện kết luận của Thường trực Tỉnh ủy tại Thông báo số 606-TB/TU ngày 28/10/2022.
Thời gian qua, nhờ triển khai thực hiện có hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách, nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo, người có công cách mạng... trên địa bàn huyện Ngọc Hồi có điều kiện đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, có việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững.
Phát triển có hiệu quả các ngành, lĩnh vực, các sản phẩm ưu tiên, đảm bảo bền vững là mục tiêu quan trọng của huyện Đăk Glei. Trong đó, huyện chú trọng thu hút, kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực tiềm năng, lợi thế của địa phương nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.
Phát triển hợp tác xã, xét cho cùng, không phải “góp công góp của” của nhiều người thành “của chung”, mà là tạo ra sức mạnh đa chiều từ tinh thần hợp tác. Hay đúng hơn, không có tinh thần hợp tác thì không có hợp tác xã, mà muốn hợp tác xã thành công thì phải có tư duy, tinh thần hợp tác.
Giai đoạn 2021-2025, trên địa bàn tỉnh ta có 3 chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) được thực hiện (chương trình giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi). Hiện nay, các cấp, các ngành, địa phương kịp thời chỉ đạo, triển khai thực hiện quyết liệt, huy động cả hệ thống chính trị và toàn xã hội vào cuộc, nhằm thực hiện có hiệu quả các chương trình này.
Tu Mơ Rông được nhiều người biết đến là thủ phủ dược liệu của tỉnh, đặc biệt, nơi đây cũng là thủ phủ của Quốc bảo- sâm Ngọc Linh. Quyết tâm tận dụng tiềm năng thế mạnh về dược liệu, những năm gần đây, bà con đồng bào Xơ Đăng nơi đây đã ý thức việc phát huy lợi thế về dược liệu, đặc biệt là sâm Ngọc Linh nên đã có không ít hộ vươn lên khá giàu. Tuy nhiên, cũng còn nhiều người chưa thật mạnh dạn vì nếp nghĩ hoặc do chưa có điều kiện để bứt phá vươn lên.
“Sa Loong sẽ “về đích” nông thôn mới vào cuối năm 2022”, đó là lời khẳng định của ông Nguyễn Hữu Bảng - Chủ tịch UBND xã Sa Loong (huyện Ngọc Hồi) về mục tiêu thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở xã Sa Loong.
Khai thác tiềm năng và lợi thế về cảnh quan thiên nhiên và bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc, các chủ thể trên địa bàn tỉnh đã và đang tập trung xây dựng, phát triển các sản phẩm OCOP nhóm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch văn hóa nhằm thu hút khách du lịch, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho lao động vùng nông thôn.
Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.