Trong sản xuất nông nghiệp, việc phát huy thế mạnh của người dân, nhất là đoàn viên, thanh niên nhanh nhạy với ứng dụng công nghệ cao trên các nền tảng số sẽ góp phần quan trọng đưa kinh tế của tỉnh phát triển nhanh và bền vững.
Từng là một trong những thị trường bất động sản sôi động bậc nhất khu vực Tây Nguyên trong những tháng đầu năm 2022, với khối lượng giao dịch lên đến gần 24.000 hồ sơ đăng ký biến động đất đai trong quý I, song đến cuối năm, thị trường bất động sản tại tỉnh Kon Tum đã và đang rơi vào tình trạng “đóng băng”.
Sản xuất nông nghiệp của huyện Kon Plông hiện vẫn ở quy mô nhỏ lẻ, chưa có những sản phẩm xứng tầm tiềm năng để chiếm lĩnh thị trường và tạo ra chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ. Trước thực tế trên, huyện Kon Plông đang tích cực thúc đẩy hợp tác, liên kết hình thành các vùng chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Ngày 18/01/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 90/QĐ-TTg “Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2022” (Chương trình giảm nghèo bền vững). Mục tiêu của Chương trình giảm nghèo bền vững được tiếp cận theo hướng “đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo” nhằm góp phần thúc đẩy thay đổi toàn diện bộ mặt kinh tế- xã hội ở các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn; tạo ra sinh kế giúp các hộ nghèo thoát nghèo bền vững. Tuy nhiên, việc triển khai Chương trình trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn, cần tháo gỡ để nâng cao hiệu quả.
Sau khi nghỉ hưu (năm 2013), cựu chiến binh Đặng Văn Phùng ở xã Đăk Kan (huyện Ngọc Hồi) mạnh dạn đầu tư vốn để phát triển trang trại chăn nuôi heo. Qua 9 năm gắn bó với nghề nuôi heo và trải qua không ít khó khăn, đến nay mỗi năm gia đình ông Phùng thu về trên 10 tỷ đồng.
Nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu tăng mạnh của khách hàng vào dịp cuối năm, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Kon Tum (Agribank Kon Tum) đang tích cực triển khai nhiều giải pháp an toàn, hiệu quả trong các hoạt động ngân hàng; đồng thời, chú trọng đảm bảo an ninh, chất lượng tại các điểm giao dịch, hệ thống ATM, CDM trên địa bàn.
Không chỉ là điểm tham quan mua sắm lý tưởng dịp cuối năm, Hội chợ Công thương và sản phẩm OCOP- Kon Tum 2022 còn là hoạt động khuyến công có ý nghĩa quan trọng, cơ hội để kết nối giao thương, hợp tác kinh tế- thương mại.
Theo thông tin từ UBND huyện Tu Mơ Rông, Phiên chợ sâm Ngọc Linh, các dược liệu khác gắn với du lịch lần thứ 2 sẽ được tổ chức từ ngày 3-5/2/2023 tại Quảng trường trung tâm huyện. Đây là hoạt động thiết thực nhằm chào mừng kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2023) và 110 năm Ngày thành lập tỉnh Kon Tum (9/2/1913 - 9/2/2023).
Tại nhiều thôn, làng ở các xã vùng sâu vùng xa, vùng DTTS, có thể thấy nhiều ví dụ về việc hộ cận nghèo “tụt hạng”, trở thành hộ nghèo chỉ sau… một đêm
Cần tiền, nhưng khi có tiền lại chưa thể tiêu, hoặc tiêu rất chậm, là một “nghịch lý” trong đầu tư công. Để khắc phục những “nghịch lý” ấy cần có thêm quyết tâm và nỗ lực.
Thời gian qua, các Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) trên địa bàn tỉnh làm tốt vai trò là cầu nối đưa nguồn vốn tín dụng chính sách đến với người nghèo và các đối tượng khác ở cơ sở. Qua đó, giúp người dân có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập kinh tế hộ gia đình và từng bước thoát nghèo bền vững.
Cùng với việc đầu tư dây chuyền sản xuất ra các sản phẩm đảm bảo chất lượng, các chủ thể tham gia Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) cũng linh hoạt, chủ động với nhiều cách truyền thông, quảng bá và hợp tác với điểm bán hàng để đưa sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng.
Là một địa phương có diện tích tự nhiên khá rộng, trên 98.021ha, trong đó diện tích có rừng trên 85.166ha, nên công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được huyện Ia H’Drai hết sức chú trọng.
Đến với thôn Krong Đuân, xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà dịp cuối năm, du khách sẽ rất thích thú với vẻ đẹp độc đáo của đồi hoa tam giác mạch và thác nước Đăk Pe. Nơi đây có rất nhiều tiềm năng để địa phương kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống người dân trên địa bàn.
Năm 2022 đã đi đến những ngày cuối. Từ số liệu tình hình kinh tế - xã hội (ước tính) được thảo luận tại Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI (mở rộng), có thể khẳng định kinh tế-xã hội tỉnh có bước tăng trưởng đáng ghi nhận.
Báo cáo mới nhất của UBND tỉnh cho biết, đã có 74.390 hộ DTTS có đất ở (chiếm 97,81%), có 74.158 hộ DTTS có đất sản xuất (chiếm 97,5%). Việc giải quyết có hiệu quả bài toán thiếu đất ở, đất sản xuất đã đem lại động lực cho đồng bào DTTS thoát nghèo bền vững.
Thời điểm cuối năm và dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa thường tăng cao, nhất là nhóm hàng thực phẩm tươi sống, thực phẩm công nghiệp, đồ gia dụng. Để góp phần bình ổn thị trường, bảo đảm tiêu dùng của người dân, ngành Công thương chủ động phối hợp với các ngành có liên quan, doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động cung ứng- phân phối, kiểm soát và điều tiết giá cả hàng hóa thiết yếu.
Say mê với vẻ đẹp của các loại hoa, anh Nguyễn Văn Tuấn (38 tuổi) ở tổ dân phố 9, phường Duy Tân (thành phố Kon Tum) quyết tâm khởi nghiệp với nghề trồng hoa và thu được thành quả.
Vấn đề giải quyết sinh kế cho người dân bị ảnh hưởng do các công trình thủy điện thời gian qua đã được chính quyền địa phương và chủ đầu tư quan tâm. Tuy nhiên, tại một số công trình, việc giải quyết đền bù, hỗ trợ sản xuất, đảm bảo an sinh xã hội vẫn chưa nhận được sự đồng thuận của người dân.
Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.