Chỉ sau 3 năm thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh ta có những bước phát triển đáng kể.
Chiều 12/9, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh tổ chức Lễ công nhận 7 thành viên mới và trao Cờ thi đua của UBND tỉnh cho 2 đơn vị dẫn đầu khối thi đua các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2018.
Xã Sa Nhơn (huyện Sa Thầy) được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2016. Qua thực tiễn, xã Sa Nhơn đã rút ra được một số kinh nghiệm huy động sức dân trong xây dựng nông thôn mới.
Chiều 10/9, đồng chí Lê Ngọc Tuấn - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh có buổi làm việc với Công ty Agrinoze (Israel) về hợp tác phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh.
Đây là thông tin được UBND huyện Ngọc Hồi cung cấp tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 tổ chức vào ngày 9/9.
Lập nghiệp ở vùng chuyên canh cây cà phê, song cựu binh Phạm Văn Luốn, thôn 1, xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà lại giàu lên từ nghề nuôi cá. Dám nghĩ khác, làm khác là bí quyết mang lại thành công cho người cựu binh này.
Hợp tác xã (HTX) dịch vụ tổng hợp Kon Đào thời gian qua đã thực hiện chuỗi liên kết mô hình chanh dây sản xuất theo tiêu chí “không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, an toàn sức khỏe và hiệu quả kinh tế cho người trồng, sản phẩm sạch cho người tiêu dùng”.
Chiều 6/9, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh tổ chức Hội nghị đối thoại giữa chính quyền với doanh nghiệp, nhà đầu tư năm 2019. Đến dự có lãnh đạo các sở, ban ngành; lãnh đạo các huyện, thành phố và hơn 50 doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh.
Những năm gần đây, việc trồng xen canh các loại cây như sầu riêng, bơ, mít… trên diện tích cây cà phê của nông dân xã Rờ Kơi (huyện Sa Thầy) đạt hiệu quả kinh tế khá cao. Từ thành công này, nhiều gia đình mạnh dạn đầu tư kinh phí và dành một phần diện tích đất canh tác để chuyển sang trồng chuyên canh cây ăn trái.
Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng nhờ sự chỉ đạo sát sao của tỉnh, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và đồng thuận của người dân, sau 10 năm triển khai thực hiện, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở huyện Đăk Glei đã đạt được những kết quả nhất định, bộ mặt các xã nông thôn nơi đây có nhiều khởi sắc.
Ngày 30/8, Sở Công thương phối hợp với Ban chỉ đạo liên ngành Hội nhập quốc tế về kinh tế (Bộ Công thương) tổ chức Hội thảo về tình hình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và giải pháp giúp doanh nghiệp tận dụng ưu đãi từ các cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do.
Những năm qua, huyện Sa Thầy đã huy động các nguồn lực, sức dân và cả hệ thống chính trị vào công cuộc xây dựng nông thôn mới, tạo ra những chuyển biến căn bản ở nông thôn...
Thời điểm này, thị trường các mặt hàng phục vụ mùa Tết Trung thu trên địa bàn tỉnh bắt đầu sôi động. Để hạn chế nguy cơ xảy ra ngộ độc thực phẩm bởi các sản phẩm bẩn, các ngành chức năng tập trung kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhằm phát hiện, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm, đảm bảo sức khỏe của người dân.
Mặc dù còn nhiều khó khăn, nguồn vốn đầu tư phát triển giao thông hạn hẹp, nhưng xác định vai trò quan trọng của hệ thống giao thông, trong những năm qua, ngành Giao thông Vận tải tỉnh đã nỗ lực tham mưu phát triển hệ thống giao thông trên địa bàn, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh ngày càng phát triển.
Tỉnh ta hiện còn 176.834,6ha đất trống, đồi trọc nằm trong quy hoạch lâm nghiệp. Để từng bước phủ xanh diện tích này, tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp gắn phát triển rừng với việc tạo sinh kế từ rừng, tăng thu nhập cho người dân, phát huy hiệu quả nguồn tài nguyên rừng…
Sáng 22/8, UBND huyện Kon Plông tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.
Qua việc thực hiện chủ trương, chính sách về tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, sản xuất nông nghiệp, nông thôn và đời sống người dân trong tỉnh được nâng lên một bước.
Ngày 21/8, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thành phố Kon Tum cho biết, mặc dù các cấp, các ngành trên địa bàn có nhiều nỗ lực trong việc phòng chống dịch bệnh, nhưng do mưa nhiều, khả năng lây lan nhanh, cuối tuần qua, dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện thêm ở phường Trần Hưng Đạo.
Hàng năm, từ nguồn thu cung ứng dịch vụ môi trường rừng, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Kon Plông (gọi tắt là Công ty Lâm nghiệp Kon Plông) tăng cường khoán bảo vệ rừng cho các cộng đồng dân cư và nhóm hộ sống gần rừng. Qua đó, góp phần tạo chuyển biến tích cực trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; người dân có thêm thu nhập và cải thiện đời sống chính từ việc tham gia quản lý, bảo vệ rừng, ý thức bảo vệ rừng trong cộng đồng dân cư được nâng cao.
Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.