Ngày 21/8, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thành phố Kon Tum cho biết, mặc dù các cấp, các ngành trên địa bàn có nhiều nỗ lực trong việc phòng chống dịch bệnh, nhưng do mưa nhiều, khả năng lây lan nhanh, cuối tuần qua, dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện thêm ở phường Trần Hưng Đạo.
Hàng năm, từ nguồn thu cung ứng dịch vụ môi trường rừng, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Kon Plông (gọi tắt là Công ty Lâm nghiệp Kon Plông) tăng cường khoán bảo vệ rừng cho các cộng đồng dân cư và nhóm hộ sống gần rừng. Qua đó, góp phần tạo chuyển biến tích cực trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; người dân có thêm thu nhập và cải thiện đời sống chính từ việc tham gia quản lý, bảo vệ rừng, ý thức bảo vệ rừng trong cộng đồng dân cư được nâng cao.
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp đã và đang mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho cả người dân, doanh nghiệp, là xu hướng chung trong phát triển nền kinh tế nông nghiệp bền vững ngày nay. Tuy nhiên, việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh đang gặp những khó khăn, vướng mắc nhất định, trong đó nguồn vốn cho vay là “nút thắt” lớn cần được tháo gỡ.
Mạnh dạn đầu tư kinh phí nuôi hươu sao, hàng năm, các hộ dân ở thôn 4, xã Ia Dom (huyện Ia H’Drai) có nguồn thu nhập ổn định vài chục triệu đồng từ việc chăn nuôi vật nuôi này.
Sự năng động, sáng tạo, nhạy bén trong sản xuất kinh doanh và kết hợp phát huy lợi thế truyền thống của ngành Bưu điện Việt Nam, Bưu điện Kon Tum đứng vững trên thương trường cạnh tranh khốc liệt và đang phát huy vai trò khi tham gia vào công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trên địa bàn...
Thời gian qua, tỉnh Kon Tum triển khai nhiều giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, chú trọng cải cách thủ tục hành chính và thực hiện nhiều chính sách ưu đãi “trải thảm đỏ” mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến với Kon Tum. Vì vậy, bước đầu nhiều doanh nghiệp lớn đến với Kon Tum - mảnh đất còn nhiều tiềm năng, dư địa đầu tư phát triển - để tìm kiếm cơ hội đầu tư và đã có những dự án quy mô, đồng bộ, hiện đại được triển khai; trong số đó phải kể đến các dự án của Tập đoàn FLC và của Tập đoàn VinGroup…
Hiện nay, tại thôn Plei Sar, xã Ia Chim, thành phố Kon Tum có 120 ha bắp trồng khoảng 20 ngày tuổi trên diện tích cao su tái canh đang bị sâu gây hại, mật độ nhiễm sâu khoảng 70%. Một số hộ dân đã tiến hành phun thuốc trừ sâu thông thường nhưng vẫn chưa diệt trừ được.
Tuyến Tỉnh lộ 675 nối thành phố Kon Tum với huyện Sa Thầy đoạn từ km 4+813 đến km 5+056 đi qua địa phận thôn Măng La Klã (xã Ngọc Bay, thành phố Kon Tum) hiện đang bị sạt lở nghiêm trọng, có nguy cơ bị chia cắt, tiềm ẩn tai nạn giao thông đối với người đi đường mỗi khi lưu thông qua đây.
Trong những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền huyện Sa Thầy đã triển khai có hiệu quả nhiều giải pháp giúp dân giảm nghèo, nâng cao đời sống, từ đó tạo động lực để xây dựng nông thôn mới thành công...
Từ đầu năm đến nay, gần 200 hộ chăn nuôi gia súc ở 7 địa phương (Đăk Hà, Đăk Tô, Đăk Glei, Sa Thầy, Tu Mơ Rông, Ia H’Drai và thành phố Kon Tum) có tổng số 5.024 con lợn bị mắc dịch bệnh lở mồm long móng, tai xanh, dịch tả lợn Châu Phi… buộc phải tiêu hủy. Trong đó, huyện Đăk Hà và thành phố Kon Tum được thống kê có số lượng lợn mắc bệnh bị tiêu hủy nhiều nhất (3.355 con).
Theo đánh giá của Sở Công thương, sau khi tỉnh ta được chia tách, hệ thống hạ tầng thương mại lúc đó rất nghèo nàn, yếu kém, nhất là ở vùng nông thôn. Cơ sở hạ tầng xã hội nghèo nàn, lạc hậu, nhất là hệ thống giao thông chính là rào cản kìm hãm sự phát triển của thương mại. Nhưng với những nỗ lực vượt bậc của các cấp, các ngành và sự đồng thuận của người dân, cùng với những chủ trương đầu tư đúng trọng tâm, trọng điểm; thương mại- dịch vụ của tỉnh Kon Tum từng bước vượt qua khó khăn và có những bước đi vững chắc, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, trong những năm qua, huyện Kon Plông lồng ghép việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với các nội dung xây dựng nông thôn mới bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và đã đạt được nhiều kết quả tích cực...
5 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, đặc biệt là sau khi tổng kết 15 năm thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực…
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng các mô hình sản xuất đạt hiệu quả, kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ, công tác giảm nghèo và an sinh xã hội được quan tâm đúng mức, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao, diện mạo nông thôn có nhiều đổi thay tích cực... đó là những kết quả nổi bật sau 10 năm bắt tay vào thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới ở xã Đoàn Kết (thành phố Kon Tum).
Theo đánh giá của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh, mặc dù tình hình thu thuế tài nguyên nước của các nhà máy thủy điện trên địa bàn ước thực hiện 6 tháng đầu năm chỉ đạt 35% dự toán và bằng 65,1% so với cùng kỳ năm 2018, tuy nhiên một số khoản thu từ doanh nghiệp nhà nước địa phương, xổ số kiến thiết, tiền sử dụng đất và cho thuê đất lại tăng cao so với các năm. Do đó, tình hình thu ngân sách nhà nước trên địa bàn trong 6 tháng đầu năm 2019 vẫn đảm bảo tiến độ dự toán HĐND tỉnh giao và cao hơn so với cùng kỳ năm trước.
Xác định phát triển kinh tế vườn không chỉ phát huy lợi thế về đất đai, nguồn nhân công mà còn là hướng đi đúng trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, trong những năm gần đây, xã Ia Chim (thành phố Kon Tum) đã tích cực phối hợp với các cơ quan chuyên môn vận động, hỗ trợ, hướng dân người dân thực hiện các mô hình cải tạo vườn tạp, trồng xen canh cây ăn quả trong vườn cà phê tái canh…
Ngay sau khi Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 20-CT/TU, ngày 09/01/2019 về thực hiện các lĩnh vực đột phá trong năm 2019, huyện Đăk Tô đã khẩn trương xây dựng kế hoạch triển khai trên từng lĩnh vực. Với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành và sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân, qua hơn 6 tháng triển khai, bước đầu đã tạo ra những “xung lực mới”, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương...
Các công trình giao thông nông thôn (GTNT) tại các xã đặc biệt khó khăn thuộc 6 huyện trên địa bàn tỉnh được đầu tư từ nguồn vốn viện trợ ODA không hoàn lại của Chính phủ Ai Len đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại và sản xuất, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương...
Thực hiện chủ trương của Tỉnh uỷ Kon Tum về thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18/3/2002 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX “về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế”, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tỉnh đang tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tập thể tiếp cận các nguồn vốn, tín dụng...
Dù Chiến thắng Đăk Tô –Tân Cảnh đã cách đây 53 năm, nhưng vẫn còn đây Tượng đài Chiến thắng vươn lên trời xanh. Và ngày ngày, nơi máu xương cha anh đã đổ luôn có những thương yêu đang mãi đắp bồi.