Việc thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở tỉnh nếu phát triển tốt sẽ góp phần hạn chế tình trạng sản phẩm nông nghiệp trong nước “được mùa mất giá”, “được giá mất mùa”; tạo ra sản phẩm hàng hoá qua chế biến phong phú, đa dạng và có chất lượng phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu; tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao đời sống người dân nông thôn.
Việc phát triển, liên kết chuỗi giá trị cây sâm dây bền vững là hướng đi triển vọng, cần được quan tâm hơn nữa, đề ra những giải pháp phát triển hữu hiệu nhằm ngăn chặn những tác nhân gây ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu sản phẩm sâm dây và từ đó nhân rộng hơn nữa mô hình sản xuất để giúp người dân làm giàu từ sâm dây.
Sau 10 năm (từ 2010 đến nay) triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện và sự tích cực tham gia hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân, diện mạo nông thôn huyện Đăk Tô ngày càng khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.
Ngay từ đầu năm 2019, UBND tỉnh đặc biệt quan tâm đến việc giải ngân vốn đầu tư công và chỉ đạo quyết liệt các ngành các cấp triển khai thực hiện; đồng thời, chỉ đạo ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, giám sát việc thực hiện giải ngân vốn đầu tư công và liên tục ban hành các văn bản đốc thúc, chấn chỉnh để bảo đảm việc giải ngân kịp thời, đúng quy định.
Trong chiến lược phát triển, huyện Tu Mơ Rông xác định phát triển cây dược liệu là một trong những khâu đột phá. Góp phần cùng địa phương triển khai hiệu quả chỉ đạo trên, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện Tu Mơ Rông đã tạo điều kiện cho các hộ nghèo và đối tượng chính sách được tiếp cận vốn vay, đầu tư trồng cây dược liệu trên địa bàn.
Ngay khi phát hiện ổ dịch tả lợn Châu Phi đầu tiên xảy ra tại xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, chiều 25/9, cơ quan chức năng của huyện đã phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành tiêu hủy toàn bộ số lợn dương tính với virus dịch tả lợn Châu Phi của hộ gia đình ông Đào Trọng Khải trú tại thôn Tà Ka (xã Pờ Y).
Thực hiện Chỉ thị 20-CT/TU ngày 9/1/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về triển khai thực hiện các lĩnh vực đột phá năm 2019 và Quyết định số 31/QĐ-UBND, ngày 10/1/2019 của UBND tỉnh về Chương trình hành động triển khai thực hiện 3 lĩnh vực đột phá phát triển kinh tế-xã hội năm 2019 trên địa bàn tỉnh, UBND huyện Đăk Glei ban hành Kế hoạch số 97/KH-UBND ngày 26/2/2019, trong đó xác định các nội dung trọng tâm cần tập trung triển khai thực hiện như: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nông nghiệp đi vào chiều sâu, cải cách thủ tục hành chính...
Ông Cao Văn Luận ở thôn 3, xã Tân Cảnh, huyện Đăk Tô triển khai mô hình trồng cà phê ghép đã được 10 năm và chính mô hình này góp phần quan trọng đưa ông trở thành “triệu phú chân đất”.
Thực hiện Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính Phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES), thời gian qua, Chi cục Kiểm lâm tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, rà soát các cơ sở nuôi, trồng các loài động, thực vật hoang dã, quý, hiếm trên địa bàn tỉnh.
Trước diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu, những năm qua, tỉnh ta triển khai nhiều giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp thích ứng với sự thay đổi của thời tiết. Trong đó, việc tiến hành cơ cấu lại sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thực hiện sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ an toàn và bền vững... là những bước đi cụ thể đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Những năm qua, với sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền, sự vào cuộc của các đoàn thể chính trị - xã hội và sự đồng lòng ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, kinh tế - xã hội của xã Đăk Ui (huyện Đăk Hà) có những bước phát triển mạnh mẽ, diện mạo nông thôn thay đổi, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao…
Nằm ở “vị trí vàng” tại ngã ba Đông Dương- nơi có Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y kết nối với Lào, Campuchia và đường Hồ Chí Minh đi qua, huyện Ngọc Hồi được xem có nhiều thuận lợi trong thu hút đầu tư và phát triển du lịch.
Sau gần 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện Ia H’Drai đạt được một số kết quả nhất định, kinh tế - xã hội phát triển, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện, diện mạo nông thôn bước đầu có những khởi sắc, tiến bộ…
Tại Lễ công bố, tôn vinh và trao Giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp Quốc gia năm 2019 diễn ra tại Hà Nội vào sáng 18/9, tỉnh ta có 3 sản phẩm của 2 doanh nghiệp được Bộ Công thương trao Giấy chứng nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp Quốc gia lần thứ 3 - năm 2019.
Ban đêm trời mưa rả rích, trong lán trại nhỏ gần 20m2 ở bìa rừng, anh A Điêu (thôn Đăk Đê, xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy) cùng 1 hộ nhận khoán khác đang trao đổi, ghi chép kết quả đi tuần tra rừng trong ngày với cán bộ kiểm lâm của Trạm Quản lý bảo vệ rừng Rờ Kơi (Hạt Kiểm lâm Vườn Quốc gia Chư Mom Ray).
Những năm gần đây, huyện Đăk Tô triển khai nhiều mô hình phát triển sản xuất nông nghiệp có ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nhân rộng. Qua đó, nhiều mô hình mang lại hiệu quả, cho năng suất cao, góp phần nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế của người dân địa phương.
Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, huyện Ngọc Hồi đã nỗ lực huy động mọi nguồn lực; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia để hoàn thành cơ bản nhiều chỉ tiêu nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
Theo định hướng của tỉnh, ngành Điện sẽ tiếp tục đầu tư lưới điện cho thành phố Kon Tum gắn với các khu công nghiệp Sao Mai, Hòa Bình, các khu đô thị mới để trở thành trung tâm công nghiệp - dịch vụ của tỉnh, phấn đấu để thành phố Kon Tum trở thành đô thị loại II miền núi, vùng cao, biên giới trước năm 2020.
So với một số tỉnh trong khu vực Tây Nguyên, Kon Tum có nguồn khoáng sản tương đối lớn và phong phú, các hoạt động khai thác khoáng sản trong thời gian qua đã góp phần tạo điều kiện để tỉnh phát triển các ngành công nghiệp. Chính vì thế, công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản là một trong những vấn đề luôn được UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo trong suốt những năm qua, nhằm hạn chế các hành vi vi phạm trong lĩnh vực khoáng sản.
Sau khi dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện trên địa bàn vào cuối tháng 5/2019, UBND tỉnh quyết liệt chỉ đạo ngành chức năng và chính quyền các địa phương kịp thời vào cuộc triển khai nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Tuy nhiên, sau gần 4 tháng, dịch tả lợn Châu Phi vẫn đang có chiều hướng lây lan nhanh, diễn biến phức tạp rất cần sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của ngành chức năng, của các địa phương và người dân…
Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.