Giá rau bán lẻ trên thị trường vẫn ở mức cao, nhưng giá rau bán ra tại ruộng lại rẻ như cho, thậm chí khó bán vì thương lái ép giá, khiến người trồng rau trên địa bàn thành phố Kon Tum gặp rất nhiều khó khăn.
Dịch bệnh Covid-19 đang có diễn biến phức tạp, khó lường, tiếp tục gây nên những hệ lụy nặng nề đối với tình hình kinh tế - xã hội. Ngay lúc này các chuyên gia kinh tế cho rằng, cùng với việc thực hiện “nhiệm vụ kép” là chống dịch và duy trì sản xuất, đảm bảo an sinh xã hội, cần chủ động xây dựng các kịch bản cho thời kỳ “hậu Covid-19”.
Là ngân hàng thương mại đi đầu trong công tác tín dụng hỗ trợ tam nông và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam- Chi nhánh tỉnh Kon Tum (Agribank Kon Tum) triển khai nhiều biện pháp để vừa bảo vệ sức khỏe cán bộ, người lao động và các khách hàng trực tiếp đến giao dịch với ngân hàng, vừa duy trì hoạt động và có biện pháp hỗ trợ các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân, nhất là những tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh ở lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân vượt qua khó khăn do cơn “bão” dịch bệnh gây ra.
Dịch bệnh Covid-19 khiến cho nhiều ngành nghề bị ảnh hưởng nặng, trong đó có các doanh nghiệp hoạt động vận tải hành khách. Hoạt động bị tạm ngưng, hàng trăm người lao động không có việc làm, giảm thu nhập, một số doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản.
Thời gian qua, thành phố Kon Tum đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân có đất sản xuất lúa ở các vùng thường xuyên bị hạn chuyển sang các loại cây trồng khác như hoa màu, mía, cao su… Tuy nhiên, hiện nay, đầu ra của các loại nông sản trên đang bấp bênh theo kiểu “được mùa mất giá, được giá mất mùa”, dẫn tới tình trạng người dân có chiều hướng quay lại trồng lúa như trước đây.
Trước tình hình thời tiết nắng nóng kéo dài, cấp dự báo cháy rừng luôn ở mức rất nguy hiểm (cấp V), Vườn Quốc gia Chư Mom Ray chủ động triển khai nhiều giải pháp để phòng, chống cháy rừng nhằm bảo vệ tài nguyên rừng và hạn chế thiệt hại ở mức thấp nhất khi xảy ra cháy rừng.
Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, cấp ủy đảng, chính quyền xã Đăk Dục (huyện Ngọc Hồi) chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để người dân tự giác tham gia, trên cơ sở quán triệt quan điểm “người dân vừa là chủ thể thực hiện vừa là đối tượng thụ hưởng” trong xây dựng nông thôn mới. Bằng sự linh hoạt trong công tác quản lý, điều hành của cả hệ thống chính trị cơ sở và sự nhiệt tình hưởng ứng của người dân, đến nay, xã Đăk Dục đã hoàn thành 19/19 tiêu chí và về đích sớm hơn 1 năm so với kế hoạch đề ra.
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh trên phạm vi toàn cầu và chưa có dấu hiệu dừng lại, kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế ở nước ta đang có những dấu hiệu xấu đi, do phải tập trung đối phó và đẩy lùi dịch bệnh.
Thực hiện Kế hoạch số 51-KH/TU, ngày 17/6/2013 của Tỉnh ủy thực hiện Kết luận số 56-KL/TW, ngày 21/2/2013 của Bộ Chính trị đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, những năm qua, Liên minh Hợp tác xã tỉnh tích cực phối hợp với các cấp, các ngành tạo điều kiện cho các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) phát triển, với mục tiêu giúp đỡ các thành viên yếu thế có thể tiếp cận vốn, kinh nghiệm và sản xuất kinh doanh.
Huyện Kon Plông chỉ đạo các địa phương trên địa bàn triển khai việc trồng xen canh một số loại cây phù hợp với điều kiện tự nhiên, có hiệu quả kinh tế trên diện tích cà phê của các hộ dân thuộc Đề án hỗ trợ phát triển cà phê xứ lạnh. Đến nay, việc triển khai trồng xen canh này bắt đầu mang lại những kết quả tích cực, tạo hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, giúp người dân có thêm nguồn thu nhập ổn định.
Mùa khô Tây Nguyên đang ở thời kỳ cao điểm, vào thời điểm này rất dễ xảy ra cháy rừng. Vì vậy, ngành chức năng huyện Ngọc Hồi đang chủ động triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy đối với gần 40.000 ha diện tích rừng và đất rừng trên địa bàn nhằm ngăn chặn có hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất nạn cháy rừng.
Thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng kéo dài trong nhiều tháng qua làm nguồn nước ở nhiều hồ đập trên địa bàn huyện Đăk Hà khô cạn; đồng ruộng nứt nẻ, nhiều diện tích lúa chết dần và cháy khô. Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện tại, trên địa bàn huyện có 71,57ha lúa mất trắng.
Những năm qua, việc triển khai thực hiện Kết luận số 220-KL/TU ngày 12/5/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc chấn chỉnh tình trạng xây nhà ở, công trình kiến trúc trái phép trên địa bàn tỉnh; các chỉ thị của UBND tỉnh (Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 30/3/2015 về việc tăng cường công tác quản lý, sử dụng đất trên địa bàn tỉnh; Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 15/6/2016 về việc tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh) đạt được những kết quả tích cực.
Để hoàn thành mục tiêu Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 01/06/2016 của Tỉnh ủy về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020, thời gian qua, UBND tỉnh chỉ đạo ngành chức năng và chính quyền địa phương tiến hành rà soát, đánh giá và quyết liệt triển khai các giải pháp hữu hiệu nhằm phấn đấu đưa các xã nằm trong kế hoạch về đích nông thôn mới trong năm 2020 theo đúng lộ trình.
Chiều 31/3, sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19, do không nhận thức rõ vấn đề, nhiều người dân vẫn đổ xô mua các nhu yếu phẩm chưa cần thiết để tích trữ.
Từ ngày 28/3, nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ không cần thiết đã tạm dừng hoạt động để phòng, chống dịch bệnh Covid-19, nhưng tại các chợ, siêu thị trên địa bàn thành phố Kon Tum, mọi hoạt động mua bán vẫn diễn ra bình thường. Hàng hóa trên thị trường, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống, sinh hoạt của người dân rất dồi dào, giá cả ổn định.
Từ ngày 31/3, thêm một vài tuyến vận tải hành khách tuyến cố định từ tỉnh Kon Tum đi các điểm tại những nơi vùng dịch dừng hoạt động để phòng chống dịch bệnh Covid-19 lây lan. Đó là một trong những nội dung chỉ đạo của Sở Giao thông Vận tải trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách của tỉnh.
Để góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn tỉnh, những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh nỗ lực đề ra nhiều giải pháp tích cực, phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể nhận ủy thác để chuyển vốn đến tận tay người thụ hưởng. Bằng những nỗ lực đó, tín dụng chính sách đã thực sự giúp người nghèo có vốn làm ăn để vươn lên.
Sở Giao thông Vận tải tỉnh Kon Tum và Sở Giao thông Vận tải tỉnh Gia Lai đã thống nhất việc tạm ngừng hoạt động tuyến xe buýt Kon Tum - Gia Lai để phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất năm 2020, cùng với cả nước, các địa phương, cơ quan, đơn vị và người dân trên địa bàn tỉnh ta thực hiện tắt giảm bớt các thiết bị điện không cần thiết trong thời gian 1 giờ, từ 20h30 - 21h30 ngày 28/3.
Đã bước sang tuổi 80, nhưng ông A Khunh (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng, xã Măng Bút, huyện Kon Plông vẫn miệt mài đan lát, rèn dao, làm nỏ, gìn giữ những nghề truyền thống. Bằng đôi tay khéo léo và tấm lòng son sắt, ông không chỉ lưu giữ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mà còn âm thầm truyền “lửa” cho thế hệ trẻ.