Từ ngày 1-10/3 năm Quý Mão (tức từ ngày 20-29/4/2023), UBND tỉnh Phú Thọ tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Quý Mão 2023 nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, khơi dậy đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc hướng về nguồn cội, tri ân công đức Tổ tiên bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên quê hương Đất Tổ và các di sản văn hóa đại diện của nhân loại được UNESCO ghi danh. Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm 2023 được tổ chức với các hoạt động phần Lễ đảm bảo trang nghiêm, trọng thể, thành kính, mang tính cộng đồng sâu sắc; phần Hội gắn kết chặt chẽ với du lịch, thể hiện bản sắc văn hóa độc đáo vùng đất Tổ.
Phương tiện có các hạng mục kiểm tra được đánh giá thuộc khiếm khuyết, hư hỏng không quan trọng, không ảnh hưởng tới an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (MINOR DEFECTS - MiD) được cấp Giấy chứng nhận ATKT&BVMT theo đúng quy định tại Thông tư số 16/2021/TT-BGTVT.
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, khẩu trang và khử khuẩn là biện pháp tốt để phòng, chống dịch COVID-19. Bộ Y tế cũng kêu gọi người dân tiêm vaccine COVID-19 đầy đủ và đúng lịch.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố lịch thi chi tiết của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Kỳ thi được tổ chức vào các ngày 27, 28, 29, 30/6/2023. Trong đó, chiều 27/6 thí sinh làm thủ tục dự thi. Sáng 28/6, thí sinh dự thi ngữ văn, chiều thi toán. Ngày 29/6, sáng thí sinh làm bài thi tổ hợp, chiều thi ngoại ngữ. Ngày 30/6 là ngày thi dự phòng.
Kể từ khi được chính thức phát động vào năm 2004, ngoại trừ năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19, mỗi năm Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đều lựa chọn chủ đề hoạt động cho Tháng Thanh niên.
Trong bối cảnh nước láng giềng Campuchia đã ghi nhận các ca mắc H5N1, Bộ Y tế đánh giá cúm gia cầm H5N1 có nguy cơ rất lớn xâm nhập vào Việt Nam và lây nhiễm sang người.
Ngày 2/3/2023, tại kỳ họp bất thường lần thứ 4, Quốc hội khóa XV đã bầu ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 được tổ chức vào các ngày 27, 28, 29, 30/6/2023. Trong đó, ngày 27/6 thí sinh làm thủ tục dự thi. Ngày 28, 29/6, tổ chức coi thi. Ngày 30/6 là ngày thi dự phòng.
Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 là văn kiện đặt nền móng, mở đường cho việc xây dựng lý luận văn hóa cách mạng ở Việt Nam. Sự ra đời của Đề cương đã kịp thời đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn cách mạng là ngọn cờ tập hợp, cổ vũ giới trí thức, văn nghệ sĩ nước nhà hăng hái tham gia sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo. Đề cương nêu ra ba phương châm lớn của cuộc vận động văn hóa mới ở Việt Nam trong giai đoạn này là: Dân tộc hóa, khoa học hóa và đại chúng hóa. Ba phương châm thực chất là ba tính chất, như ba trụ cột cơ bản, đảm bảo cho văn hóa Việt Nam phát triển. Cho đến nay, Đề cương về văn hóa năm 1943 vẫn còn nguyên giá trị lý luận và tính thời đại sâu sắc, tiếp tục soi đường cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bức thư Bác viết gửi hội nghị cán bộ y tế được đăng trên Báo Nhân dân số 362, ngày 27/2/1955, ngắn gọn chỉ hơn 300 từ, nhưng đã thể hiện ba nội dung hết sức quan trọng của ngành y tế, đó là: Phải thật thà đoàn kết; Thương yêu người bệnh; Xây dựng nền y học của ta. Với ý nghĩa đó, từ năm 1985, ngày 27/2 hằng năm được lấy làm Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lấy ý kiến nhân dân nhằm đề ra nhiều chính sách mới, sửa đổi và bổ sung nhiều nội dung quan trọng. Sau khi kết thúc việc lấy ý kiến vào ngày 15/3, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tổng hợp kết quả, hoàn thành báo cáo trước khi trình Chính phủ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập, rèn luyện và lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam. Mối quan tâm lớn nhất, sâu sắc nhất trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người là xây dựng Đảng cầm quyền trong sạch, vững mạnh.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta xây dựng nên nhiều truyền thống quý báu, thể hiện bản chất tốt đẹp: Trung thành vô hạn với lợi ích của dân tộc và giai cấp. Giữ vững độc lập, tự chủ về đường lối; nắm vững, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin. Gắn bó máu thịt giữa Đảng và nhân dân. Đoàn kết thống nhất, có tổ chức và kỷ luật chặt chẽ. Đoàn kết quốc tế thủy chung, trong sáng.
Ra đi tìm đường cứu nước với khát vọng giải phóng dân tộc, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc (Chủ tịch Hồ Chí Minh sau này) đã hoạt động tích cực, khẩn trương và đầy sáng tạo để chuẩn bị cho sự ra đời các tổ chức cộng sản - tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân của quân và dân ta như những đợt sóng lớn đánh thẳng vào ý chí, sự kiên trì của chính giới và quân sự Mỹ trong mục tiêu theo đuổi chiến tranh xâm lược Việt Nam; gây ra “một cú sốc đột ngột”, làm đảo lộn kế hoạch tác chiến của Mỹ trên toàn bộ chiến trường và buộc Mỹ phải giải quyết cuộc chiến bằng giải pháp chính trị.
Hình ảnh và tên gọi Bộ đội Cụ Hồ là hiện tượng rất độc đáo trong lịch sử đấu tranh vũ trang của dân tộc Việt Nam nói chung và văn hóa quân sự Việt Nam nói riêng. Hiếm có dân tộc nào trên thế giới mà nhân dân lấy tên vị lãnh tụ tối cao của mình đặt cho quân đội. Đây vừa là tình cảm, vừa là niềm tin của quần chúng dành cho lực lượng vũ trang. Hiếm có một dân tộc nào mà hình ảnh người lính lại được toàn dân coi đó là hình mẫu của con người trong thời đại mới, để hết lòng tin yêu, quý trọng, động viên mọi thế hệ con cháu kế tiếp và noi theo gương sáng của Bộ đội Cụ Hồ như dân tộc Việt Nam ta. Bộ đội Cụ Hồ là cách gọi rất Việt Nam, thật gần gũi. Bộ đội Cụ Hồ không chỉ là tên gọi trìu mến mà nhân dân dành cho quân đội mà còn là một danh hiệu, một vinh dự lớn đối với những chiến sĩ của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Dẫu cuộc sống đổi thay, nhưng bà Y Khen và bà Y Doa (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng (xã Măng Bút, huyện Kon Plông) vẫn bền bỉ giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Từng đường thoi, sợi chỉ của các bà không chỉ kết nên tấm thổ cẩm rực rỡ sắc màu mà còn giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa và niềm tự hào của dân tộc.