Hằng năm, mỗi độ Tết đến Xuân về, cả nước lại hướng về biên giới thân yêu để chia sẻ những khó khăn, vất vả và giúp đỡ các hộ dân nghèo có một cái Tết no đủ, đầm ấm, với chủ trương “Cả nước chung tay vì người nghèo-không để ai bị bỏ lại phía sau”.
Những ngày cuối năm, con đường nhỏ về khu tái định cư làng Long Tro - Ba Khen, xã Văn Xuôi (huyện Tu Mơ Rông) trở nên rộn ràng. Nắng xuân ngập tràn mọi nơi, xua tan đi cái giá lạnh cuối Đông. Bà con đang tất bật dọn dẹp vườn nhà, chuẩn bị chào đón năm mới.
Những ngày này, không khí vụ thu hoạch mía diễn ra nhộn nhịp trên khắp các đồng mía ở vùng ven thành phố Kon Tum. Người chặt, người bó, người khuân vác rồi chở mía từ ruộng đến nhà máy. Các công việc này đều do những người dân chặt mía thuê đảm nhận. Dù vất vả, khó khăn, nhưng họ vẫn cần mẫn, không quản ngại để kiếm tiền lo cho cuộc sống gia đình.
Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, làng du lịch cộng đồng Kon K’tu, xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum ít khách hơn mọi năm. Dù vậy, nhiều chủ homestay vẫn vượt khó, vững tin đầu tư chỉnh trang lại cơ sở để khi du lịch phục hồi, các cơ sở ở làng du lịch cộng đồng Kon K’tu sẽ thu hút đông du khách ghé đến tham quan, trải nghiệm, nghỉ dưỡng.
Mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn vất vả, nhưng với lòng yêu nghề, hàng ngày, những người thầy, người cô ở vùng khó Ngọc Linh (huyện Đăk Glei) luôn tận tụy, bám làng, bám lớp gieo chữ, mang tri thức, nuôi hy vọng cho thế hệ tương lai dưới chân núi Ngọc Linh tươi sáng hơn.
Nằm ở phía Tây Nam của tỉnh và cách trung tâm thành phố Kon Tum khoảng 30km, huyện Sa Thầy có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch. Bởi, nơi đây có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào các dân tộc và các di tích lịch sử gắn liền với những chiến công vang dội của quân và dân địa phương trong công cuộc kháng chiến giành độc lập, thống nhất đất nước.
Thời điểm này, mai anh đào ở Măng Đen (huyện Kon Plông) đã bung lụa khoe sắc. Năm nay, thời tiết thuận lợi nên mai anh đào ở đây rực rỡ hơn so với mọi năm.
Những ngày cuối năm, theo chân các chiến sĩ biên phòng, chúng tôi có chuyến đi các xã biên giới. Ở đâu, chúng tôi cũng bắt gặp tình cảm nồng ấm của người dân dành cho các anh. Hình ảnh anh bộ đội biên phòng (BĐBP) cùng với người dân lao động sản xuất, kết hợp với tuần tra canh gác đường biên hiện lên thật đẹp và thân thương.
Mùa Đông, dưới tiết trời lạnh giá, khung cảnh ở thị trấn Măng Đen (huyện Kon Plông) trở nên huyền ảo và thơ mộng hơn. Thật tuyệt vời khi được đón ánh bình minh vào buổi sáng mùa Đông nơi đây.
Thiết kế dựa theo hình dáng của một chiếc đàn T’rưng, không chỉ nối đôi bờ sông Đăk Bla, cầu treo Kon Klor còn trở thành điểm tham quan mà bất cứ du khách nào cũng muốn ghé qua khi đặt chân tới Kon Tum.
Đến hẹn lại lên, thời điểm này, những hộ gia đình trồng hoa trên địa bàn thành phố Kon Tum đang tập trung cho vụ hoa Tết với nhiều hy vọng nhưng cũng không ít lo lắng.
Làng Vi R’Ngheo nằm bên trục Tỉnh lộ 676 thuộc xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông. Điều khiến ngôi làng nhỏ này trở nên đặc biệt, đó là ý thức bảo vệ môi trường rất cao của cộng đồng người Xơ Đăng nơi đây.
Đến với vùng đất Tu Mơ Rông vào ngày tiết trời Tây Nguyên chuyển lạnh, bạn sẽ có cơ hội được ngắm nhìn những thửa ruộng bậc thang chín vàng đẹp mắt, những cung đường của hoa Dã Quỳ vàng rực dẫn về các thôn, làng đồng bào Xơ Đăng nơi đây.
2 giờ sáng, khi núi rừng còn đang say giấc, trên nhiều nẻo đường vùng biên huyện Ia H’Drai xuất hiện những công nhân khai thác mủ cao su. Trong bộ đồ lao động lấm lem vết mủ, đầu đội đèn pin, họ hối hả đến các điểm trường gửi con để bắt đầu ngày làm việc mới.
Cuối tháng 11, trong tiết trời se lạnh đầu đông, chúng tôi tìm về “thủ phủ” sâm Ngọc Linh ở vùng núi Ngọc Linh hùng vĩ ở các xã Măng Ri, Tê Xăng (huyện Tu Mơ Rông). Thời điểm này, bà con đồng bào dân tộc Xơ Đăng đang vào những ngày cao điểm của mùa trồng “Quốc bảo”. Được chứng kiến đúng vụ trồng sâm mới hiểu được người dân vất vả, cẩn thận ra sao để góp phần gìn giữ, bảo vệ và phát triển “Quốc bảo”của Việt Nam.
Ai đã đến xã Hiếu (huyện Kon Plông) mà chưa tận hưởng ly nước chè xanh nấu từ lá chè mọc tự nhiên giữa núi đồi mênh mông này thì coi như chưa được tận hưởng đặc ân của đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ. Bởi hương vị nồng nàn của lá chè non và tình người Mơ Nâm sẽ làm say đắm lòng du khách.
Đối với những cán bộ, nhân viên y tế vừa hoàn thành nhiệm vụ hỗ trợ tỉnh Bình Dương chống dịch Covid-19 trở về, những ngày trong tâm dịch thực sự là quãng thời gian đáng nhớ. Họ đã trở về trong tâm thế của người chiến thắng và tiếp tục “sứ mệnh” chăm sóc, bảo vệ sức khỏe người dân trên địa bàn tỉnh.
Cùng chia sẻ khó khăn với những học sinh nơi vùng cao, nhiều năm qua, những người thầy Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Mường Hoong (xã Mường Hoong, huyện Đăk Glei) vẫn từng ngày miệt mài, tận tụy dìu dắt bao thế hệ học sinh vững bước.
Cuối tháng 10 và tháng 11 là mùa trồng “Quốc bảo” - sâm Ngọc Linh. Sau một năm gieo hạt, sâm giống được thu hoạch đem vào khu rừng già để trồng hoàn toàn tự nhiên. Mùa trồng sâm Ngọc Linh năm nay, Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum (Sâm Ngọc Linh Kon Tum K5) phấn đấu trồng hơn một triệu cây giống, góp phần vào thực hiện chỉ tiêu trồng mới sâm Ngọc Linh trong năm 2021 trên địa bàn tỉnh.
Nằm giữa đại ngàn Tây Nguyên, huyện Kon Rẫy từ lâu được biết đến là vùng đất sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hòa quyện cùng chiều sâu văn hóa truyền thống, lưu giữ những giá trị lịch sử hào hùng. Nơi đây còn là “cái nôi” nuôi dưỡng và phát triển một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể phong phú, đa dạng của cộng đồng các DTTS tại chỗ.