Vì tình yêu nghề, vì sự nghiệp trồng người, những thầy cô giáo cần mẫn, tận tụy không quản khó khăn, cống hiến tuổi xuân, sức lực và trí tuệ để “ươm mầm”cho những ước mơ của trẻ em ở vùng khó nằm dưới chân núi Ngọc Linh hùng vĩ.
Thực hiện nghị quyết của đảng bộ các cấp trong chuyển đổi, phát triển cây trồng có giá trị kinh tế cao, những năm gần đây, nhiều hộ dân ở Kon Đào, Tân Cảnh, Diên Bình, thị trấn Đăk Tô… (huyện Đăk Tô) phát triển mạnh cây mắc ca. Thực tế cho thấy, việc phát triển cây mắc ca phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, có hiệu quả kinh tế cao và đang tạo ra động lực mới cho sản xuất nông nghiệp ở địa phương.
Với mong muốn các em học sinh đang “mắc kẹt” ở vùng dịch hoặc khu cách ly vẫn được học tập, tiếp thu kiến thức, hàng trăm giáo viên trên địa bàn tỉnh đã tự nguyện tham gia chương trình “Giờ học yêu thương” do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phát động.
Sau khi có thông tin ghi nhận 7 ca F0 trong cộng đồng tại địa bàn phường Quang Trung, thành phố Kon Tum, sáng 24/10, mặc dù trời mưa, nhưng số lượng người dân đến siêu thị Co.op Mart Kon Tum để mua hàng hóa vẫn tăng mạnh.
Đều đặn mỗi tháng 1 lần (từ tháng 7/2021 đến nay), nữ cán bộ, chiến sĩ thuộc Hội Phụ nữ cơ sở Phòng An ninh đối ngoại (Công an tỉnh) cùng nhau đến Khoa Dinh dưỡng của Bệnh viện Đa khoa tỉnh để ủng hộ kinh phí mua thực phẩm cho bếp ăn từ thiện và tham gia nấu cơm cho những gia đình bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị tại Bệnh viện.
Đăk Plô trời về đêm mưa và lạnh. Gió thổi từ các cánh rừng về đập vào vách gỗ căn nhà bếp của Đồn Biên phòng Đăk Blô ù ù. Núi Nồi Cơm rõ mồn một đứng sừng sững trong giông, sét, mưa, gió như biểu tượng cho sự kiên cường của những người con nơi đây. Đêm sơn cước ngắn hơn bởi những câu chuyện đan xen không đầu, không cuối của các chiến sĩ biên phòng nơi cổng trời.
Đã lâu tôi mới có dịp trở lại mảnh đất Ya Ly. Trở lại nơi đây, tôi thực sự ngỡ ngàng trước những đổi thay của vùng bán ngập này. Ya Ly đang khoác lên mình “chiếc áo mới”. Một Ya Ly đầy tiềm năng, triển vọng và trù phú trong tương lai không xa.
Với hệ sinh thái phong phú, nhiều loài động, thực vật quý kiếm, năm 2004, Vườn Quốc gia Chư Mom Ray đã được Hiệp hội các nước Đông Nam Á công nhận là di sản ASEAN.
Tôi thấy nhói lòng khi nghe thống kê Trường Tiểu học Mường Hoong (xã Mường Hoong, huyện Đăk Glei) có 12 em học sinh mồ côi cả cha lẫn mẹ và 32 em học sinh không có cha hoặc mẹ. Nhưng lại cảm thấy ấm lòng khi biết được các em vẫn từng ngày vượt khó tiếp tục giấc mơ con chữ nhờ sự quan tâm của thầy cô, người thân và chính quyền địa phương.
Băng rừng, vượt núi, nay đây mai đó, ăn nghỉ ngay tại rừng là việc hằng ngày của những người thợ khai thác nhựa thông. Họ đi từ cánh rừng này sang cánh rừng khác, dù khó khăn, vất vả, nhọc nhằn, thu nhập cũng không cao nhưng không còn cách nào khác, họ vẫn phải cố gắng bám trụ với nghề vì cuộc sống.
Đối với nhiều du khách có dịp đến tìm hiểu văn hóa và khám phá du lịch tại Kon Tum, điều để lại ấn tượng sâu sắc với họ chính là vẻ đẹp của một vùng đất còn hoang sơ cùng con người thân thiện, mến khách.
Học tập và làm theo Bác Hồ ở ý chí vượt khó, A Súc (người Hà Lăng - một nhánh của dân tộc Xơ Đăng, thôn Kram, xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy) trở thành nông dân sản xuất giỏi và sống có nghĩa, có tình. Người Hà Lăng ở thôn Kram tự hào về A Súc bởi ở anh có sự lan tỏa.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh, tình trạng người dân ở khu vực nông thôn vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông diễn ra khá phổ biến. Để kiềm chế tai nạn giao thông, ngành chức năng tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động để người dân nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ, đồng thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm để gìn giữ trật tự an toàn giao thông trên địa bàn.
Thấm thoát đã hết một tuần đầu tiên của năm học mới 2021-2022. Để thích ứng với tình hình dịch bệnh Covid-19, dù còn nhiều khó khăn nhưng ngành Giáo dục huyện biên giới Ngọc Hồi đã chủ động, linh hoạt triển khai các giải pháp vừa dạy trực tiếp vừa dạy trực tuyến tùy theo điều kiện từng địa phương, đảm bảo công tác phòng dịch.
Đằng sau những chiến công của lực lượng Công an nhân dân khi phá các vụ án phức tạp, nguy hiểm không thể không nhắc đến công lao của những chú chó nghiệp vụ - “chiến sĩ không sao”. Và để một chú cảnh khuyển trở nên chuyên nghiệp là cả một quá trình huấn luyện gian nan của lực lượng quản lý, huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ.
Dãy núi Chư Hreng nằm ở phía Nam của thành phố Kon Tum với tổng chiều dài khoảng 11km. Hướng núi chạy dài theo hướng Tây Bắc- Đông Nam, điểm bắt đầu từ Làng Kon K’tu, xã Đăk Rơ Wa và kết thúc ở Đèo Sao Mai, xã Hòa Bình, thuộc thành phố Kon Tum, nơi tiếp giáp với dãy núi Chư Pao thuộc xã Ia Khươi, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai. Núi Chư Hreng có điểm cao nhất tương đương 1.152m so với mực nước biển.
Nằm lọt thỏm giữa rừng cao su, trang trại trái cây sạch rộng 5ha của gia đình anh Nguyễn Xuân Đại (ở thôn 1, xã Tân Cảnh, huyện Đăk Tô) với đủ loại cây khác nhau như mít Thái, mãng cầu, quýt đường, bơ, sầu riêng… xanh mướt, phủ xanh cả sườn đồi. Mỗi loại trái cây được trồng ngay hàng thẳng lối, được bố trí bài bản, khoa học thuận lợi cho việc chăm sóc. Trang trại của gia đình anh là một trang trại chuyên canh trái cây đầu tiên của huyện Đăk Tô, mỗi năm xuất bán hàng chục tấn trái cây và được người dân ưa thích lựa chọn.
Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay, do thời gian nghỉ kéo dài (4 ngày), lại ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, không đi chơi xa được, nên nhiều người đã đổ ra đường, đi ăn sáng, uống cà phê, đi chợ. Dù trước đó, UBND tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống Covid-19 trong kỳ nghỉ lễ, đặc biệt là thực hiện nghiêm thông điệp 5K.
Chuẩn bị cho năm học mới, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh đã đầu tư xây mới 98 phòng học, 24 phòng bộ môn, 4 khu hành chính quản trị, 48 hệ thống nước sạch, nhà vệ sinh và các hạng mục khác cho các cấp học với tổng kinh phí hơn 97 tỷ đồng. Đặc biệt, ngành đã triển khai các phương án phòng chống dịch bệnh Covid-19, bảo đảm thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch vừa triển khai thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ năm học.
Nếu không tận mắt thấy, tai nghe thì tôi vẫn chưa tin những quả đồi ở xã Đăk Tờ Re (huyện Kon Rẫy) đang phủ lên một màu xanh mướt. Từ những quả đồi tưởng như mãi mãi khô cằn, giờ đây đang hồi sinh dưới sức sống của cây rừng.
Nằm giữa đại ngàn Tây Nguyên, huyện Kon Rẫy từ lâu được biết đến là vùng đất sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hòa quyện cùng chiều sâu văn hóa truyền thống, lưu giữ những giá trị lịch sử hào hùng. Nơi đây còn là “cái nôi” nuôi dưỡng và phát triển một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể phong phú, đa dạng của cộng đồng các DTTS tại chỗ.