• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Xã hội

Tiếng gọi của lương tri

10/08/2024 06:50

Năm 2005, trong một chuyến công tác lên xã Sa Nghĩa (huyện Sa Thầy), tôi được lãnh đạo xã tặng một bức ảnh đen trắng cặp song sinh Việt-Đức. Trong ảnh, Việt và Đức có hình hài khác thường, dính liền nhau vùng bụng chậu, chung một đôi chân.

Cầm bức ảnh nhỏ trên tay, tim tôi như thắt lại. Việt và Đức  chào đời ngày 25/2/1981 ở xã Sa Nghĩa, huyện Sa Thầy. Theo tư liệu của Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, mẹ của 2 anh em trồng lúa trong vùng đất từng bị chất độc màu da cam sau khi chiến tranh đã kết thúc. Thậm chí, bà còn uống nước trong khu vực đó.

Ngày 4/10/1988, Việt và Đức được phẫu thuật tách ra thành công. Sức khỏe của Việt yếu đi dần sau ca phẫu thuật, và mất vào năm 2007, sau 19 năm sống thực vật.

Những năm đầu thập niên 2000, tôi thường đi công tác tuyến Sa Thầy, rồi vòng về Đăk Tô. Bao giờ cũng thấy ám ảnh khi nhìn dãy đồi Sạcly trọc lóc không một bụi cây, “khoe” màu đất đá xám xịt. Nơi đây từng hứng chịu nhiều đợt rải chất độc hóa học của máy bay Mỹ trong chiến tranh. 

Sau này, mỗi lần đi công tác hướng Pô Kô (huyện Đăk Tô), nhìn đồi Sạcly, tôi vẫn thấy ám ảnh. Dù nó đã được phủ kín màu xanh của rừng thông.

Chăm sóc trẻ em bị khuyết tật do di chứng từ chất độc da cam. Ảnh: H.L

 

Hôm nay, ngày 10/8/2024, nhìn bức ảnh đen trắng để trong ngăn tủ bàn làm việc, tim tôi vẫn thắt lại.

Còn nhiều câu chuyện, hình ảnh về hậu quả nặng nề và đau đớn của chất độc da cam mà ta đã và đang phải thấy, đang bị ám ảnh.

Cách đây 63 năm, ngày 10/8/1961, các chuyến bay chở những thùng chất diệt cỏ cất cánh, mở đầu cuộc chiến tranh hóa học có quy mô lớn nhất, dài ngày nhất, gây hậu quả thảm khốc nhất trong lịch sử loài người được Mỹ khởi động tại Việt Nam.

Những cánh rừng dọc đường 14 ở Kon Tum là nơi hứng chịu đầu tiên, và dai dẳng nhiều năm sau đó!

Liên tiếp trong các năm 1962, 1963, 1964, 1965, 1969, 1970 và 1971, hơn 20.000 chuyến bay đã rải 31 nghìn lít chất độc màu xanh lá, 464 nghìn lít chất độc màu hồng, 548 nghìn lít chất độc màu tím, 8,2 triệu lít chất độc màu lam, 19,8 triệu lít chất độc màu trắng, 44 triệu lít chất độc màu da cam xuống núi rừng, sông ngòi, đồng ruộng miền Nam, Tây Nguyên.

Riêng ở Kon Tum, các cánh rừng đã phải gánh chịu 346.000 lít chất độc hóa học, trong đó có hơn 34.000 lít chất độc da cam. Chất độc da cam là một trong 4 loại chứa dioxin, lần lượt theo hàm lượng từ cao tới thấp, là hồng, xanh lá, tím và da cam.

Theo công bố của một tạp chí khoa học thì tổng lượng dioxin Việt Nam hứng chịu là vào khoảng 370kg. Tại Hoa Kỳ, hàm lượng dioxin ở ngưỡng cho phép là 0,0064 Picogram/1 kg cơ thể người (Picogram là đơn vị đo khối lượng rất nhỏ, chỉ bằng 1/1.000.000 gram). Như vậy, với lượng dioxin rải ở Việt Nam, nếu chia bình quân thì 1kg trọng lượng cơ thể người Việt Nam phải chịu 900 picogram chất dioxin.

Những màu sắc vốn đem lại nét đẹp cho cầu vồng sau mưa lại trở thành biểu tượng của chết chóc, đau thương kéo dài nhiều thế hệ. Rất nhiều chiến sĩ Quân giải phóng đã đi dưới “cầu vồng hóa học” rực rỡ ấy.

Nhiều người trong số họ biết đó là thuốc diệt cây cỏ, nhưng không biết rằng thứ chất lỏng ấy sẽ quyết định cuộc đời mình nhiều năm về sau.

Chiến tranh kết thúc, nhiều người giải ngũ, lấy vợ sinh con. Trong suy nghĩ của họ không hề có khái niệm về “chất độc da cam”, dù các con họ đều có khuyết tật bẩm sinh.

Thế hệ thứ hai lớn lên, lần lượt lập gia đình. Thế hệ ba cũng lần lượt ra đời, may thay có những đứa lành lặn, nhưng có những đứa bị dị tật, khuyết tật về vận động, về nghe nói (như mù lòa, câm điếc); thiểu năng trí tuệ, tâm thần, một số bệnh ung thư, tai biến sinh sản.

Vượt qua nỗi đau, các gia đình nạn nhân chất độc da cam luôn nỗ lực vươn lên, xây dựng cuộc sống no ấm. Ảnh: HL

 

Số liệu đến tháng 7/2024, toàn tỉnh Kon Tum có gần 8 nghìn người nghi bị phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin. Hội Nạn nhân chất độc da cam tỉnh tin rằng trong đó có nhiều nạn nhân thế hệ thứ 3, thậm chí thứ 4.

Nhưng cho đến nay, bất chấp nỗ lực đấu tranh đòi công lý của Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam và hàng triệu nạn nhân, Chính phủ Mỹ vẫn từ chối nhận trách nhiệm hoặc thiện chí bồi thường. Năm 2009, đơn kiện của các hội nạn nhân Việt Nam đại diện cho trên 4 triệu nạn nhân đã bị Tòa án Tối cao Mỹ bác.

Điều rất trân trọng là, ngay sau khi chiến tranh kết thúc, Đảng và Nhà nước ta đã có sự quan tâm sâu sắc đến vấn đề giải quyết hậu quả chất độc da cam; xác định khắc phục hậu quả chất độc hóa học là vấn đề vừa cấp bách vừa lâu dài, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội.

Theo đó, đã xây dựng và thực thi nhiều chủ trương, chính sách đúng đắn và kịp thời, như trợ cấp hàng tháng, cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng; dạy nghề, tạo việc làm; miễn, giảm giá vé khi tham gia giao thông.

Ở Kon Tum, các chính sách hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam luôn được quan tâm thực hiện hiệu quả. Không thể đo đếm được tình cảm, sự hỗ trợ của chính quyền, cộng đồng và người dân dành cho nạn nhân và gia đình nạn nhân da cam trong những năm qua. Từ đó động viên, khơi dậy nội lực, tinh thần vượt khó vươn lên của chính gia đình và nạn nhân da cam.

Ngày 10/1/2004, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam chính thức được thành lập. Ngày 25/6/2004, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và 32/32 tổ chức thành viên của Mặt trận nhất trí lấy ngày 10/8 hằng năm là Ngày vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam.

Những năm qua, ngày 10/8 đã thực sự trở thành ngày “chung tay xoa dịu nỗi đau da cam”. Tinh thần ấy cần được cổ vũ, lan tỏa trong các tầng lớp nhân dân, khơi dậy lương tâm và trách nhiệm của mỗi người đối với nạn nhân chất độc da cam, tiếp thêm cho họ niềm tin và tình yêu cuộc sống, khát vọng và ý chí vươn lên hòa nhập cộng đồng.

Nhưng tính đến nay, dù đã nhận được sự quan rất lớn của các cấp chính quyền cũng như sự nỗ lực của các cấp hội nạn nhân chất độc da cam trong việc củng cố, hoàn tất hồ sơ, thì toàn tỉnh mới có hơn 1.000 nạn nhân chất độc da cam được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng.

Vì vậy, làm thế nào để tất cả nạn nhân chất độc da cam được hưởng đúng và đủ chính sách; nạn nhân da cam thế hệ thứ ba được công nhận, bổ sung vào chính sách vẫn là điều đau đáu của cấp ủy, chính quyền các cấp và của mỗi người.

Đó cũng là lời kêu gọi của lương tri!

Hồng Lam

   

Các tin khác

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Cùng con viết tiếp ước mơ tươi sáng
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn
  • Một hành trình khép lại để mở ra chặng đường mới
  • Nhớ cầu Đăk Bla
  • Niềm tin và kỳ vọng
  • Về chung một nhà
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by