• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
UBND tỉnh đối thoại với thanh niên    QUẢNG NGÃI TỔ CHỨC LỄ TRUY ĐIỆU NGUYÊN CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐỨC LƯƠNG    Đoàn đại biểu tỉnh Kon Tum viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại quê nhà Quảng Ngãi    Tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi, giáo viên tiêu biểu năm học 2024 - 2025    Định hướng xử lý các dự án đầu tư công và tháo gỡ vướng mắc trong xóa nhà tạm, nhà dột nát   

Xã hội

Sức sống mới từ một Cuộc vận động - Bài 3: Cá nhân chuyển biến, cộng đồng chuyển mình

27/05/2025 06:01

Từ Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”, một người chuyển biến, kéo theo cả cộng đồng chuyển mình. Hành trình đó đang từng bước làm nên bức tranh nông thôn ngày một tươi sáng.

Qua hướng dẫn, bà con học cách ươm giống cây trồng, chủ động nguồn giống trong sản xuất. Ảnh: H.T

 

Từ đôi chân tật nguyền đến bước đi vững chắc thoát nghèo

Dưới cái nắng gay gắt, ông A Băn (dân tộc Rơ Măm, ở làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy) hì hục lái máy cày đi cày ruộng cho những hộ dân trong làng. Một chân ông bị cụt cả bàn khiến bước đi trở nên nhọc nhằn, đau đớn.

Nhưng trái ngược với hoàn cảnh bị khuyết tật, trên gương mặt sạm nắng, rắn rỏi ấy luôn rạng rỡ một nụ cười lạc quan: “Trước mình là hộ nghèo. Giờ thì thoát rồi! Nhờ chăm chỉ làm ăn mà ra đấy!”.

Năm 2018, tai nạn trong lúc đi cắt cỏ đã cướp đi bàn chân ông. Đó là cú sốc quá lớn, có lúc ông tưởng chừng không thể vượt qua được. Được cán bộ xã, thôn quan tâm động viên, chỉ hướng đi, ông quyết tâm vươn lên: “Nếu mình cứ trông chờ vào hỗ trợ mãi thì bao giờ mới thoát được nghèo?”. Từ suy nghĩ đó, một hành trình mới bắt đầu.

Ông A Băn không cho phép bản thân nghỉ ngơi, luôn lao động như con ong chăm chỉ. Ông tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật nông nghiệp, tiếp thu kiến thức mới. Năm 2021, ông mạnh dạn vay vốn, chuyển đổi 3,5ha trồng mì và điều sang trồng cây cao su. Khi cao su còn nhỏ, ông trồng xen bắp và mì để “lấy ngắn nuôi dài”, rồi nuôi bò lấy phân bón cho cây trồng. Gần đây, được hỗ trợ cây giống sầu riêng, ông đầu tư hệ thống tưới tự động- bước tiến mới trong canh tác nông nghiệp của gia đình nghèo ngày nào.

Thấy bà con trong làng mỗi khi vào vụ lại hì hục cuốc ruộng, tốn nhân công, ông Băn suy nghĩ rồi mạnh dạn vay 50 triệu đồng mua máy cày. Ngoài cày ruộng cho gia đình, ông còn đi cày thuê để tăng thu nhập. Không dừng lại ở đó, ông tiếp tục mua 1 xe ba gác để chở thuê.

Ông A Băn – điển hình của sự nỗ lực vươn lên. Ảnh: HT

 

Từ hộ nghèo, đến nay, nhờ ý chí vươn lên cộng thêm sự hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền địa phương, ông Băn nổi tiếng khắp làng về làm kinh tế. Hàng năm gia đình ông thu nhập hơn 200 triệu đồng. Ông xây được nhà khang trang, sắm sửa đầy đủ các vật dụng trong gia đình.

“Mấy người cứ đến nhà nói, sao bị tật mà giỏi thế. Họ hỏi mình cách làm, biết đến đâu mình chỉ đến đó. Mình cũng nghe lời cán bộ thôi, siêng một chút, mạnh dạn học hỏi, vay vốn, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, và mình đẩy lùi được cái nghèo”- ông Băn thật thà chia sẻ.

Từ tấm gương của ông Băn, người dân trong làng dần dần thay đổi cách nghĩ, mạnh dạn tiếp cận với kỹ thuật sản xuất mới, không còn e dè như trước. Những buổi tuyên truyền không còn là những cuộc nói chuyện nhàm chán, mà trở thành nơi truyền động lực, chia sẻ kinh nghiệm. Họ bắt đầu trao đổi với nhau về giống cây, cách trồng, cách tiết kiệm, cách làm ăn.

Một người thay đổi lan tỏa để nhiều người cùng thay đổi. Cũng như ở Mô Rai, trên địa bàn tỉnh xuất hiện nhiều tấm gương điển hình lan tỏa tinh thần tự lực, mạnh dạn thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong cộng đồng. Từ đó, đã có 15.403 hộ người DTTS nghèo và cận nghèo đã mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương để nuôi, trồng. Họ cũng bày nhau cách chi tiêu hợp lý để tích luỹ vốn tái đầu tư sản xuất.

Thay đổi nhận thức đến hành động, cuối năm 2024, tỉnh có 3.540 hộ người DTTS thoát nghèo (đạt tỷ lệ 37,65%) so với năm 2023; có 967 hộ người DTTS thoát cận nghèo so với năm 2023.

Người dân mạnh dạn tham gia các tổ liên kết sản xuất. Ảnh: H.T

 

Liên kết, đồng lòng sản xuất

Trời tối sầm báo hiệu một cơn mưa giông đang ùn ùn kéo đến, 20 hộ dân ở thôn Kon Vơng Kia, thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông vẫn tập trung cày, xới đất để trồng khoai lang Úc, các loại rau, củ xứ lạnh. Trước đây chỉ quen với việc trồng lúa, trồng mì, thông qua được tuyên truyền, vận động từ Cuộc vận động, 35 hộ dân trong thôn đã mạnh dạn tham gia 3 nhóm tổ hợp tác, liên kết triển khai các mô hình phát triển rau củ xứ lạnh- chuyện mà từ trước đến nay chưa từng có ở thôn.

“Hồi giờ bà con quen với việc làm đơn lẻ, nên ban đầu cũng e ngại. Sau khi được cán bộ phân tích, hiểu cần phải đổi mới trong làm kinh tế, bà con mạnh dạn tham gia. Vụ đầu tiên, các tổ hợp tác thu được gần 70 triệu đồng từ khoai lang Úc, bí Nhật; rồi hơn 7.000m2 rau xanh được tiêu thụ ổn định, ai cũng phấn khởi, ai cũng muốn làm thêm”- ông A Blép, Trưởng thôn Kon Vơng Kia phấn khởi chia sẻ.

Không chỉ tham gia tổ hợp tác, qua công tác tuyên truyền, vận động, đến nay, hơn 50% hộ dân (tổng 145 hộ dân) trong thôn đã chuyển từ sản xuất lúa 1 vụ sang 2 vụ. Chị Y Trù- một trong những hộ dân tiên phong trong trồng lúa 2 vụ chia sẻ: Từ bao đời nay, nhà mình trồng lúa 1 vụ thôi, chỉ đủ ăn. Giờ làm 2 vụ, mình có lúa bán, có thêm tiền, đời sống khấm khá lên nhiều.

Bà con mạnh dạn xây dựng homestay, làm du lịch cộng đồng. Ảnh: H.T

 

Một sự thay đổi bất ngờ khác, từ việc chỉ quen với việc làm nông, 2-3 năm trở lại đây, nhận thức thay đổi, bà con mạnh dạn làm du lịch cộng đồng. Lúi húi cùng thợ xây homestay, ông A Ông, hộ dân trong thôn tranh thủ trò chuyện: Mình dùng tiền tích góp được để xây homestay. Bây giờ vừa xây mình vừa học cách tiếp cận khách, quảng bá, thu hút du khách. Trước đây bà con trong làng ít ai làm du lịch, bây giờ cũng 20 hộ xây dựng homestay, làm du lịch rồi. Thu nhập khá hơn trước nhiều.

Chung một niềm vui, anh A Náo- Bí thư Chi bộ đồng thời là Trưởng thôn Đăk Dring, xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô chia sẻ sự phấn khởi trước sự thay đổi rõ rệt ở thôn. “Sau những nỗ lực bền bỉ, năm 2024, bà con mình chuyển đổi hơn 10ha đất trồng lúa một vụ thiếu nước sang trồng mía. Áp dụng khoa học kỹ thuật, tuân thủ quy trình chăm sóc, thu hoạch bình quân đạt hơn 120 tấn/ha”- anh Náo kể.

“11 hộ dân trong thôn còn mạnh dạn tham gia tổ hợp tác trồng dược liệu với diện tích 1,7ha. Bà con biết cách liên kết để sản xuất bền vững. Đến nay, có 15/34 hộ người DTTS nghèo, hộ cận nghèo thoát nghèo vươn lên khá giả”- anh A Náo kể về thôn với niềm tự hào.

Những mô hình hiệu quả tiếp tục được triển khai đến từng khu dân cư, hộ gia đình. Có bệ đỡ, được tiếp động lực, ý chí, lại được cán bộ thôn, xã, huyện, tỉnh cùng sát cánh, từ việc ỷ lại, bà con hăng hái tham gia sản xuất. Những mô hình phát triển kinh tế gia đình hiệu quả ngày càng có nhiều hộ dân áp dụng. Không những thế, bà con đã biết làm chuồng trại, trồng cỏ nuôi bò, biết “thuần” được những loài cây khó tính như sầu riêng, mắc ca, sâm Ngọc Linh, mang lại giá trị kinh tế cao cho gia đình.

Có những hộ, những ngôi làng, cái nghèo đeo bám bao đời nay, vậy mà, từ những thay đổi trong cách nghĩ, cách làm, cái nghèo dần được “bứng gốc”. Những chuyển biến của cá nhân, của cộng đồng đang vẽ nên bức tranh với nhiều gam màu sáng ở các thôn làng.    

Hoài Tiến

 

   

Các tin khác

  • Huyện Kon Plông tổ chức Lễ viếng, truy điệu và an táng hài cốt liệt sĩ
  • Ngăn chặn kịp thời tình trạng lạm dụng trục lợi quỹ BHYT
  • Sức sống mới từ một Cuộc vận động - Bài 4: “Thay da đổi thịt” nhờ đổi thay
  • Hội thi Tin học trẻ tỉnh Kon Tum lần thứ XXV năm 2025
  • Sáp nhập tỉnh, cán bộ nữ băn khoăn nhưng không chùn bước
  • Vườn Quốc gia Chư Mom Ray: Tiếp nhận cá thể rùa núi viền và mèo rừng do người dân tự nguyện giao nộp
  • Thiêng liêng ngày đón anh về
  • Hành trình về nguồn
  • Sơ kết 5 năm thực hiện chiến lược quốc gia về bình đẳng giới
  • “Muốn thoát nghèo phải thay đổi nếp nghĩ”
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Huyện Kon Plông tổ chức Lễ viếng, truy điệu và an táng hài cốt liệt sĩ
  • Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Sâm đối thoại với các hộ dân tại xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum
  • Ngăn chặn kịp thời tình trạng lạm dụng trục lợi quỹ BHYT
  • UBND tỉnh đối thoại giải quyết kiến nghị với các hộ dân tại xã Hoà Bình, thành phố Kon Tum
  • Sức sống mới từ một Cuộc vận động - Bài 4: “Thay da đổi thịt” nhờ đổi thay
  • Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch
  • Phát triển vùng nguyên liệu mía và chanh dây gắn với chế biến
  • UBND tỉnh đối thoại với thanh niên

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Tình cha mang sắc xanh áo lính
  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người

Đất & Người Kon Tum

  • Suối Đăk Lôi níu chân du khách
  • Một buổi trưa nắng nóng cuối tuần, chúng tôi tìm đến điểm du lịch cộng đồng được nhiều người nhắc đến là suối Đăk Lôi (thôn Kon Jong, xã Ngọc Réo, huyện Đăk Hà). Từ thành phố Kon Tum, chỉ khoảng 20 phút di chuyển bằng xe máy trên con đường bê tông phẳng lì, hai bên rợp bóng cây cao su xanh mướt, chúng tôi đã đến và được khám phá trọn vẹn vẻ đẹp nguyên sơ nơi đây.
  • Người dành trọn đời cho thổ cẩm
  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by