• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Tòa soạn & Bạn đọc

  • Nhịp cầu bạn đọc

Ði giữa tháng Ba

17/03/2025 13:06

Nhiều khi cuộc mưu sinh cứ cuốn người ta vào vòng xoáy của công việc, quên đi mọi thứ đang diễn ra xung quanh mình. Cho đến khi có chút rảnh rang dạo phố mới ngỡ ngàng bởi nắng bọc xung quanh; mới hay mình đang đi giữa những ngày tháng Ba.

Tháng Ba chưa phải là đỉnh điểm của mùa nắng nóng ở Tây Nguyên, nhưng khí hậu này cũng làm cho con người ta cảm thấy hơi ngột ngạt một chút, vì trước đó trời hãy còn se se lạnh về đêm.

Sáng nay, tạm gác lại những bộn bề của công việc, của cuộc mưu sinh để dạo phố, chợt ngỡ ngàng bởi nắng bọc xung quanh; mới hay mình đang đi giữa những ngày tháng Ba.

Đi giữa tháng Ba bất giác lại thấy lòng bình yên đến thế. Gốc phố tràn ngập sắc hoa, những loài hoa nở vào cuối Xuân đầu Hè. Màu nắng phủ khắp nơi. Một cô gái đang mải mê chụp ảnh giàn hoa giấy hừng lên trong nắng. Từ đâu đó vang lên giai điệu nhẹ nhàng “Màu nắng hay là màu mắt em” (Nắng thủy tinh- Trịnh Công Sơn). Dù đó là ca khúc về mùa Thu, nhưng sao lại thấy hợp đến lạ.

Tháng Ba về, Tây Nguyên bừng sắc đỏ của hoa gạo trên những con đường dẫn về làng. Hoa gạo nở làm ta nhớ đến ký ức tuổi thơ những ngày ở quê nhà. Những ngày tháng Ba, cây gạo trơ cành, trút lá, bung những cánh hoa đỏ rực, đám con nít hay lấy những bông hoa này xỏ xâu lại thành những chiếc vòng thật rực rỡ sắc màu để đeo vào cổ, vào tay chơi trò con nít.

Vui lễ hội ở làng. Ảnh: S.C

 

Tháng Ba về, nhớ giàn mướp, giàn bí, giàn bầu của mẹ nở hoa vàng rực bên hiên nhà. Ra Giêng là mẹ vừa lo làm đất xuống giống cây trồng vừa lo làm giàn để kịp cho dây bầu, dây bí có chỗ bấu víu khi hạt giống nảy mầm, vươn lên xanh tốt. Mẹ nói, mùa nắng, trồng những loại rau này vừa che bóng mát vườn nhà vừa không sợ thiếu nước tưới. Ngày ấy, mỗi khi đi học về, nhìn thấy đĩa rau bí mẹ luộc xanh mướt kèm với tô canh là nước rau bí luộc nữa là chỉ muốn sà vào mâm cơm ăn ngay thôi.  

Giao mùa, cái nắng, cái  nóng làm ta nhớ đến những món ăn mát lành thời tuổi thơ. Trưa nào đám con nít cũng chuẩn bị sẵn mấy đôi dép đứt, những miếng nhựa hay thanh sắt vụn vặt để đổi cà rem. Nhớ những tiếng rao ngọt ngào của các bà, các chị bán chè đậu đen, đậu đỏ, nước dừa, đường cát; rồi sương sâm, sương sa hột lựu, đá bào si rô, làm nhộn nhịp cả xóm nhỏ.

Đi giữa tháng Ba còn nhớ về một vùng trời bình yên của những đứa trẻ hồn nhiên chăn bò trên cánh đồng làng với những trò đá gà, bẫy chim. Trên cánh đồng bắt đầu khô nước, người người, nhà nhà thay phiên nhau tát nước bằng gàu sòng vào những ô ruộng trồng rau muống, rau lang. Bọn con nít không bỏ lỡ cơ hội chạy ra canh me mạch nước, be bờ để bắt những con cá lia thia, bảy màu về nuôi. Giữa cái nắng, cái nóng oi nồng và mồ hôi mồ kê nhễ nhại nhưng chẳng thể cản nỗi niềm vui của bọn trẻ.

Tháng Ba, giàn bầu của mẹ đã lên xanh tốt. Ảnh: SC

 

Bức tranh tháng Ba ở Tây Nguyên cũng rộn vui lắm. Nhắc đến đây, chắc hẳn ai cũng nhớ đến những câu hát rất hay trong bài Tháng Ba Tây Nguyên: “Tháng Ba mùa con ong đi lấy mật. Mùa con voi xuống sông hút nước. Mùa em đi phát rẫy làm nương. Anh vào rừng đặt bẫy cài chông”.

Gần 20 năm gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên, thú thật, tôi đã nghe bài hát này không biết bao nhiêu lần rồi, nhưng có một điều đặc biệt là, càng nghe càng thấy yêu Tây Nguyên hơn, nhất là mỗi độ tháng Ba về.

Mộc mạc, phóng khoáng, dễ mến, dễ gần, đó là khí chất là đặc tính vốn có của người dân Tây Nguyên. Mỗi khi được trở về làng, được hòa mình vào dòng suối mát, được cùng vào bếp nướng cá, nướng cơm lam với bà con, đêm về được nối vòng xoang trong các lễ hội, mọi muộn phiền trong cuộc sống hình như đều tan biến.

Trong âm vang của cồng chiêng Tây Nguyên và men say chếnh choáng của rượu cần, tình đất, tình người cứ thế được trải rộng.

Đi giữa tháng Ba Tây Nguyên mà những nỗi nhớ, niềm thương cứ rộn lên trong tâm trí.

SÔNG CÔN

   

Các tin khác

  • Nhớ lắm Kon Tum
  • Nơi yêu thương khởi nguồn
  • Những chuyến đi nối dài bao thương nhớ
  • Chút tâm tình tháng Sáu
  • Tháng Sáu trong tôi
  • Kết nối những yêu thương
  • Người ta là hoa của đất
  • Chập chờn tháng Sáu
  • Gió nước Ia Chim
  • Mãi mãi một tình yêu
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by