• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia    Quốc hội thảo luận Tổ về các dự án luật    Trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân nước bạn Lào và Campuchia    Hội thảo khoa học Các nghiên cứu mới về sâm Ngọc Linh - Thành tựu và ứng dụng    [INFOGRAPHIC] Các bước lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp năm 2013 trên VNeID   

Tòa soạn & Bạn đọc

  • Nhịp cầu bạn đọc

Vẽ bức tranh quê

30/03/2025 06:10

Xem ánh trăng sáng vằng vặc và cuộc sống bình yên nơi chốn quê nhà qua một clip được thực hiện bằng trí tuệ nhân tạo lan truyền trên mạng xã hội mà thấy có gì đó thật nhớ nhung, tiếc nuối. Đó là bức tranh làng quê của ngày xa xưa, nơi tuổi ấu thơ tôi lớn lên ở đó.

Clip được cô em gái tôi chia sẻ trên facebook với dòng trạng thái: Bạn có tin rằng mấy chục năm về trước, làng quê mình như vầy không? Nhiều người ở thế hệ 7X, 8X trở về trước cũng đồng cảm: “Tin chứ, vì tụi mình đã từng trải qua”,  “nhớ một trời kỷ niệm”, “hồi ấy nghèo mà vui nhỉ”, “nhớ ánh trăng quê”, “bình yên quá đỗi”, “bây giờ còn đâu”.

Trong trí nhớ tôi, mấy chục năm về trước, nhà cửa ở quê còn chưa ken dày san sát như bây giờ, ruộng vườn còn mênh mông lắm. Những đêm trăng sáng thôn quê luôn vui như hội, trẻ con túa hết ra đường để vui chơi trên những khoảnh đất trống của làng. Còn người lớn, sau một ngày mệt nhọc với ruộng đồng cũng tập trung nhà này nhà kia lại ngồi thư giãn, cùng nhau chuyện trò rôm rả trên chiếc chõng tre hay bên bàn nước kê ở sân vườn.

Trăng quê. Ảnh: SC

 

Dưới trăng thanh gió mát, nằm trên chiếc chõng tre, mấy chị em tôi đã được nghe bà, nghe mẹ kể cho nghe biết bao câu chuyện cổ tích. Luôn có những câu hỏi ngây ngô của con nít làm bà phát mệt khi tìm lời giải đáp, như: “Chú Cuội vẫn sống ở cung trăng hả bà?”, rồi thì “Bây giờ ông Bụt có xuất hiện giống như ngày xưa khi người tốt gặp khó khăn cần sự giúp đỡ”. Quanh quẩn những câu chuyện kể đầy lôi cuốn, hấp dẫn đã đưa chị em tôi chìm vào giấc ngủ từ khi nào không hay biết.

Nhớ những đêm hè, dưới ánh trăng sáng vằng vặc, người lớn trong làng còn rủ nhau đi gặt lúa, cuốn rạ ban đêm để  tránh cái nắng, cái nóng ban ngày. Tụi con nít cũng theo người lớn ra đồng phụ việc thì ít mà lăn lê bò lết trên các khoảnh đất trống để chơi trò năm mười, trốn tìm thì nhiều, đến khuya, mới trở về nhà.

Đã mấy mươi năm rồi, ngẫm lại thấy thời gian trôi đi nhanh quá. Những tháng ngày còn cắp sách đến trường, rồi đến khi rời khỏi trường làng lên thị trấn học và xa hơn là những chuỗi ngày rời làng quê lên thành phố học đại học. Mỗi năm trở về quê là mỗi năm thấy làng quê có nhiều đổi khác. Vui đấy, mừng đấy, nhưng khung cảnh bình yên của ngày xưa cũng dần chôn vùi thành kỷ niệm.

Nét quê bây giờ đã bị “lai tạp”, đã bị đô thị hóa, nhà cửa san sát nhau, con đường quê được bê tông hóa, ruộng vườn cũng đã bị thu hẹp để dành đất cho những dự án xây dựng và rồi cuộc sống ở quê cũng hối hả, nhộn nhịp.

Người ta bảo, cái gì cũng có cái giá của nó. Ngẫm lại thấy cũng đúng. Bởi sự đổi thay, phát triển đi kèm theo đó là quá trình đô thị hóa, cuộc sống thôn quê cũng khác xưa. Nhà nào cũng tường rào cổng ngõ xây kiên cố. Tối đến, nhà này muốn qua nhà kia cũng ngại vì đêm hôm gọi nhau mở cổng, rồi thành thói quen ai ở nhà nấy, chỉ có việc mới sang nhà nhau. Rồi con nít bây giờ cũng có nhiều thú vui, thích các trò giải trí bằng công nghệ hơn là rủ nhau ra đường hò hét, chơi những trò chơi nghịch ngợm của trẻ con giống thời xa xưa.

Ánh trăng toả ánh sáng khắp làng quê. Ảnh minh hoạ

 

Có người suy nghĩ, con người ta không nên sống nhiều với những ký ức. Cuộc sống mà, cứ để cho nó phát triển tự nhiên, ôm mãi những ký ức sẽ khiến cho mình trở nên già nua, tụt hậu. Nhưng đấy chỉ là một cách suy nghĩ thôi, chứ con người ta có muốn ôm hoài ký ức cũng đâu có được, vì dẫu sao cuộc sống vẫn cứ phát triển mà. Chỉ là đến một lúc, tự nhiên, con người ta lại thấy nhớ, thấy thèm được trở về nơi chốn làng quê bình yên một thưở.

Nhiều người nhớ chuyện của ngày xưa đã nhờ trí tuệ nhân tạo vẽ nên những ước mơ của mình. Mà công nhận hay thật, cái gì trí tuệ nhân tạo cũng làm được. Bởi thế mà dạo gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều clip về bức tranh quê với những đêm trăng sáng vằng vặc y như thật vậy.

Xem clip bức tranh quê mấy chục năm về trước, ước gì mình cũng được hòa mình vào ánh trăng quê, được sống lại cái thời trẻ trâu một thưở, được gối đầu vào lòng bà, lòng mẹ để được nghe kể chuyện cổ tích và nghe tiếng côn trùng kêu giữa màn đêm tĩnh mịch.

SÔNG CÔN

   

Các tin khác

  • Đứa trẻ bị bỏ rơi
  • Viết trong Ngày của Mẹ
  • “Những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ”
  • Khắc ghi chuyện kể của bà
  • Mùa rẫy tới
  • Một ly cà phê đen
  • Màu thời gian
  • Mưa trái mùa
  • Cơn mưa ngang qua
  • Sương sâm ngày nóng
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Hội nghị triển khai các nhiệm vụ liên quan Đề án sáp nhập tỉnh trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo
  • Phiên họp lần thứ hai Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06
  • Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa cồng chiêng
  • Thầy giáo đa tài
  • An toàn là bạn
  • Quốc hội tiếp tục thảo luận Tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
  • Để đào tạo lớp người mới phát triển toàn diện
  • Đổi thay từ sức trẻ

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by