• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Tòa soạn & Bạn đọc

  • Nhịp cầu bạn đọc

Tờ báo tường “đặc biệt”

20/11/2023 13:20

Mấy ngày nay, nhóm bạn học từ thời cấp I của tôi náo nức chia sẻ tờ báo tường của trường cũ do các em học sinh tự tay thiết kế, trình bày để chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Ngắm nhìn “tờ báo” ấy, lại rưng rưng nhớ về những ngày chộn rộn, náo nức đã xa.

Trên trang Facebook của trường cũ, hình ảnh về “số báo đặc biệt” do các em học sinh thiết kế, thể hiện đã nhận được rất nhiều lượt xem, thích, chia sẻ, bình luận, nhất là những cựu học sinh như tôi.

Và ai cũng đồng tình rằng, dù đã nhiều năm trôi qua, nhưng mỗi Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 về, việc tổ chức thi làm báo tường với chủ đề tri ân thầy cô giáo vẫn giàu ý nghĩa.

Xem lại những hình ảnh này mà tôi rưng rưng nhớ về những ngày chộn rộn, náo nức chuẩn bị “xuất bản” tờ báo tường ngày xưa.

Thời cắp sách đến trường, trong mỗi chúng ta chắc hẳn ai cũng có kỷ niệm về tờ báo tường do chính các thành viên trong lớp mình đề xuất ý  tưởng rồi cặm cụi tô vẽ, trang trí đẹp đẽ, sau đó được treo trang trọng ở lớp học. Với tôi, việc làm số báo đặc biệt dành để tri ân thầy cô giáo nhân Ngày Nhà giáo luôn là kỷ niệm ngọt ngào.

Lớp học của tôi ngày ấy chia thành 3 tổ. Mỗi dịp làm báo tường, thầy cô giáo chủ nhiệm cũng chia theo tổ và cấp phát cho mỗi tổ 1 tờ giấy Roki dày, một mặt trắng, mặt còn lại hơi sẫm màu, khổ cỡ A0.

Cùng chủ đề tri ân thầy cô giáo nhưng từng tổ sẽ lựa chọn một chủ đề cụ thể, lên ý tưởng và thể hiện sao cho sinh động, cuốn hút và mang lại nhiều ý nghĩa nhất.

 
Những tờ báo tường “đặc biệt” được các em học sinh đầu tư rất công phu và tâm huyết như món quà tri ân thầy cô giáo nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam. Ảnh S.C 

 

Để ra “số báo đặc biệt” chào mừng sự kiện quan trọng và ý nghĩa này, trước hết, chúng tôi cùng nhau thảo luận rất kỹ. Bởi trong thâm tâm, ai cũng nghĩ rằng, đã là “số báo đặc biệt” thì phải “có gì đó” thật đặc biệt.

Trước hết, chúng tôi tập trung cho việc chọn tựa đề, và cũng là chủ đề, cho tờ báo. Mỗi năm, chúng tôi sẽ chọn một tựa đề khác nhau, khi thì là “Tri ân thầy cô giáo”, “Chắp cánh ước mơ”; khi thì “Người lái đò”, “Thầy cô và mái trường”, “Cô giáo như mẹ hiền”, “Ơn thầy”…

Để có tờ báo tường hay và đẹp, chúng tôi bàn với nhau phải đảm bảo được hai phần đó là nội dung và hình thức. Ở phần nội dung, sẽ phác thảo sơ lược những “mảng” đề tài “cứng”, như lời ngỏ (phần mở đầu), bài chính (bài đinh), trang tâm sự, trang thơ, họa; rồi phần “mềm”, như sưu tầm thơ, nhạc, truyện cười để phụ họa cho chủ đề.

Căn cứ theo những “mảng” đó, chúng tôi phân công nhau thực hiện các khâu, tùy vào năng khiếu của mỗi bạn. Nguyên tắc hàng đầu là, dù mỗi người một bài viết khác nhau, nhưng tất cả đều phải làm sao toát lên được nội dung chính cần truyền tải.

Ở phần hình thức trình bày, những bạn khéo léo, viết chữ đẹp, có “hoa tay” một chút sẽ xung phong đảm nhận thể hiện. Nếu số người có “hoa tay” nhiều sẽ thành lập nhóm để việc trình bày thêm đa dạng, phong phú. 

Dù là phụ trách ở phần nội dung nào, chúng tôi cũng rất trách nhiệm và luôn trăn trở, tìm tòi để sản phẩm của mình làm ra sẽ là món quà thật ý nghĩa dành tặng các thầy cô giáo.  

Hồi ấy, đứa nào được giao viết lời ngỏ là thích lắm. Nội dung chủ yếu của lời ngỏ là nói lên tình cảm, sự biết ơn vô hạn của học trò đối với các thế hệ thầy cô giáo. Cho nên, mỗi lần làm báo tường, gần như cả nhóm vây quanh đứa được giao viết lời ngỏ để “hiến kế”, bởi trong tâm tư đơn thuần của trẻ nhỏ, chúng tôi coi đây là cơ hội để nói lên nỗi lòng mình cùng những tình cảm, sự biết ơn vô hạn đối với thầy cô. Từng lời văn trong sáng, mộc mạc đã được viết lên, khiến ai đọc xong đều không khỏi xúc động về tình thầy trò, về sự dìu dắt giúp đỡ của thầy cô giáo, ươm mầm những ước mơ, hoài bão cho biết bao thế hệ học trò.

Ngày ấy, con thuyền tri thức cũng là hình ảnh mà chúng tôi rất thích vẽ để minh họa cho tờ báo tường của mình. Trên con thuyền tri thức vượt sóng ra khơi ấy, bao giờ cũng có hình ảnh của những thầy giáo mái tóc hoa râm đứng trên bục giảng, những cô giáo đêm đêm miệt mài bên ánh đèn soạn giáo án để ươm mầm tri thức.

Để tờ báo tường không bị cong, cuốn, chúng tôi thường nhờ người lớn lấy hai thanh tre (hoặc thanh gỗ) nẹp hai bên đầu tờ giấy lại. Nẹp xong ngay ngắn, chúng tôi lấy một sợi dây cước (hay dùng để câu cá) cột vào thanh tre hoặc thanh gỗ đã nẹp tờ giấy ở phía trên để treo vào tường cho dễ.

Nếu năm đó mà “tờ báo” của nhóm đạt giải thì vui khỏi nói. Người đứa nào đứa nấy cứ lâng lâng cả tuần.

Ngày 20/11 năm nay, ngắm tờ báo tường của các em học sinh trường cũ mà bao kỷ niệm một thuở cắp sách đến trường ùa về. Nỗi nhớ mái trường, thầy cô giáo, nhớ không khí ngày 20/11 với những tờ báo tường đầy tâm huyết để tri ân thầy cô giáo làm tôi mãi xao xuyến, bâng khuâng.

Sông Côn

   

Các tin khác

  • Nhớ lắm Kon Tum
  • Nơi yêu thương khởi nguồn
  • Những chuyến đi nối dài bao thương nhớ
  • Chút tâm tình tháng Sáu
  • Tháng Sáu trong tôi
  • Kết nối những yêu thương
  • Người ta là hoa của đất
  • Chập chờn tháng Sáu
  • Gió nước Ia Chim
  • Mãi mãi một tình yêu
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by