• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Tòa soạn & Bạn đọc

  • Nhịp cầu bạn đọc

Thay đổi từ chính mình

22/06/2019 06:12

Khi chiếc giỏ cói bị đứt nốt chiếc quai thứ 2, mọi người cứ tưởng cô Ba sẽ thôi việc xách giỏ đi chợ. Nhưng không, ngay lập tức cô thay thế bằng chiếc giỏ nhựa. Bao nhiêu năm nay, dù túi nilon tiện lợi, dù xe máy được thiết kế có quai treo, cốp đựng, cô vẫn “trung thành” với chiếc giỏ xách. Cô nói, xách giỏ đi chợ hạn chế được việc sử dụng túi nilon, vừa tốt, vừa bảo vệ môi trường, hà cớ gì phải bỏ.

Từ cọng hành, quả ớt, quả cà chua, mỗi thứ đều được người bán cho vào túi nilon, cô liền xua tay, bảo bỏ thẳng vào giỏ, khỏi cần túi. Bởi vậy, mọi người mỗi lần đi chợ đùm đề ít cũng dăm ba cái túi ni lông, còn cô Ba thì gọn nhẹ trong cái giỏ xách có thể sử dụng đến 5-10 năm chưa hỏng.

Đi mua thức ăn sẵn, cô cũng xách theo cà mèn để người bán khỏi cho vào túi. Mọi người bảo cô kỹ tính, cô chỉ cười bảo, đồ ăn nóng bỏ vào túi nilon sẽ độc hại, chưa kể, mỗi thứ một ít, mua được gói phở cũng tiêu tốn đến 4-5 cái túi nhỏ. Ngay cả những bì sữa tươi, uống xong cô đều rửa sạch sẽ, phơi khô rồi để dành đựng thịt, đựng cá để ngăn đông tủ lạnh. Với cô tái chế rác thải nhựa vừa tiết kiệm vừa đỡ thải rác ra môi trường.

Ở quê, các bà nội trợ vẫn giữ thói quen xách giỏ đi chợ. Ảnh minh họa (nguồn internet)

 

Nhưng có mấy ai nghĩ được như cô Ba? Với ưu điểm gọn nhẹ, giá thành thấp lại có thể sử dụng đa năng, túi nilon nhanh chóng trở thành vật dụng cần thiết của các bà nội trợ nói riêng và của mọi người nói chung. Cũng bởi quá tiện lợi, được sử dụng tràn lan nên dọc đường, túi nilon rơi vãi khắp nơi. Chưa kể, nhiều nhà dọn vệ sinh, đốt rác, mùi nilon khét lẹt.

Như xóm tôi, mỗi lần đi thu gom rác, nhìn đống túi nilon, ai cũng lắc đầu ngao ngán: “Toàn túi nilon, xả rác độc hại quá”. Và không riêng nơi tôi sống, mỗi ngày, trên cả nước có hàng chục tấn nilon được xả ra các bãi rác gây hại cho sức khỏe. Túi nilon khó phân hủy trong điều kiện tự nhiên, hơn thế, khi chôn lấp sẽ ảnh hưởng đến môi trường đất, nước; còn đốt sẽ tạo ra khí thải có chất độc dioxin và furan gây ngộ độc, ảnh hưởng tuyến nội tiết, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch… Tác hại của túi nilon hầu như ai cũng biết, thế nhưng, việc hạn chế sử dụng vẫn… “khổ lắm nói mãi”.

Cách đây không lâu, siêu thị Coop.mart sử dụng lá chuối để gói một số thực phẩm và có những chính sách ưu đãi, khuyến khích người tiêu dùng sử dụng túi đựng thực phẩm vi sinh. Thế nhưng, vì giá thành túi vi sinh còn cao, hơn nữa người tiêu dùng đã quen với việc sử dụng túi nilon nên khi đổi vật gói, vật đựng, lại cảm thấy bất tiện.

Thói quen rất khó “dời” nhưng sẽ thay đổi được nếu mỗi người tự ý thức, cùng hành động. Nhớ lại trước đây, không sử dụng túi nilon, các bà nội trợ, các mẹ, các chị vẫn đi chợ, vẫn mua được đủ các loại đồ. Xôi được gói trong lá chuối; cá với thịt được bọc trong chiếc lá bàng to; đồ khô được gói trong giấy báo… tất cả vẫn rất gọn gàng. Ngày ấy xe cộ chưa phát triển, các bà, các mẹ còn xách giỏ đi bộ cả chục cây số được; nay xe có cốp rộng, có quai treo, chỗ đựng, việc xách giỏ đi chợ tại sao lại khó làm đến vậy?

Cù Lao Chàm, Hội An, Quảng Nam hút khách không chỉ bởi phong cảnh đẹp mà còn bởi môi trường trong lành. Ở cù lao nhỏ này, bà con đi chợ bằng làn, bằng giỏ; thực phẩm được gói trong giấy báo, lá bàng… Ở nơi phát triển du lịch, ban đầu việc nói không với túi nilon cũng gặp khó trăm bề, nhưng nơi này đã làm được, bởi tuyên truyền, bởi mỗi người dân có ý thức trong việc tránh ô nhiễm trắng, bảo vệ môi trường sống của chính mình.

Vừa qua, tại lễ ra quân quốc gia chống rác thải nhựa, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã kêu gọi hãy nói không với túi nilon, không sử dụng đồ nhựa dùng một lần. Đây không phải lần đầu tiên phát động việc nói không với túi nilon, và lần này, ai cũng kỳ vọng đạt được mục tiêu đặt ra.

Môi trường sống trong lành, không bị ô nhiễm là điều mà ai cũng khát khao, mong muốn. Và mong muốn đó có đạt được hay không lại phụ thuộc vào mỗi người trong chúng ta. Phải thay đổi chính mình, thay đổi nhận thức, thay đổi thói quen sử dụng túi nilon! Mọi việc ban đầu có thể còn khó khăn, nhưng rồi, người người làm, nhà nhà hành động, mọi việc sẽ theo nếp.

Bắt đầu một chút thay đổi từ chính mình, bắt đầu từ việc xách giỏ đi chợ, xách cà mèn đi mua thức ăn như cô Ba, biết đâu có thể tạo ra sự thay đổi lớn.

Bình An

 

 

   

Các tin khác

  • Nhớ lắm Kon Tum
  • Nơi yêu thương khởi nguồn
  • Những chuyến đi nối dài bao thương nhớ
  • Chút tâm tình tháng Sáu
  • Tháng Sáu trong tôi
  • Kết nối những yêu thương
  • Người ta là hoa của đất
  • Chập chờn tháng Sáu
  • Gió nước Ia Chim
  • Mãi mãi một tình yêu
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by