• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Tòa soạn & Bạn đọc

  • Nhịp cầu bạn đọc

Răng đen - vẻ đẹp thiếu nữ ngày xưa

19/12/2019 06:07

Nếu như ngày nay, mọi người quan niệm một hàm răng đẹp là phải đều đặn, thẳng hàng cùng một nụ cười trắng sáng thì ngày xưa, các cụ cho rằng màu răng đen là thể hiện sự chỉn chu và quý phái của người phụ nữ.

Nhuộm răng đen là một trong những phong tục cổ nhất của người Việt Nam, có từ thời Hùng Vương, trải dài theo mấy nghìn năm lịch sử. Nhuộm răng đen đã góp phần định hình bản sắc văn hóa người Việt. Và phong tục này chủ yếu chỉ ở khu vực miền Bắc và miền Trung, còn ở miền Nam ít phổ biến hơn.

Tục nhuộm răng đen trước hết là do quan điểm thẩm mỹ. Và tục lệ ăn trầu là lý do trực tiếp của tục nhuộm răng, bởi nhai trầu thường làm ố đen răng, nên phải nhuộm đen, đồng thời tạo được vẻ  thẩm mỹ duyên dáng cho hàm răng…

Tôi nhớ ngày nội tôi còn sống, bà rất chăm chút hàm răng của mình. Bà giữ gìn bộ răng đen rất cẩn thận. Mỗi lần nhà có việc trọng đại bà đều dùng thuốc để đánh lại hàm răng đen cho mới, cho đẹp. Vì thế mà khi đã ngoài 80 tuổi răng bà vẫn còn chắc và khỏe lắm.

Lúc nhỏ, tôi hay thắc mắc và ngạc nhiên, hàm răng trời sinh ra, trắng và đẹp một cách tự nhiên, sao nội không làm cho nó trắng hơn, bóng hơn, đẹp hơn mà lại làm cho đen như vậy? Nội tôi giải thích: Hàm răng đen của người con gái thời xưa được coi là một tiêu chuẩn không thể thiếu của vẻ đẹp. Thiếu nữ ngày xưa vào tuổi mười ba, mười bốn đã nhuộm răng hoặc sớm hơn tuổi đó.  Rồi nội kể rất tỷ mỷ về việc nhuộm răng đen của mình.

Răng đen thể hiện sự chỉn chu và quý phái của người phụ nữ ngày xưa. Ảnh: internet

 

Nhuộm răng đen cũng là một quá trình vô cùng cầu kỳ. Trước khi nhuộm răng phải ngậm chanh hoặc rượu trắng để lớp men răng mòn đi. Hoặc có thể dùng vỏ cau khô châm than bột trộn muối bột để đánh bung hết men răng. Sau đó, phết thuốc nhuộm bằng nhựa cánh kiến lên răng trong nhiều ngày cho tới khi răng có màu đỏ cánh kiến. Cuối cùng là phết một hỗn hợp phèn đen và nhựa cánh kiến để có hàm răng đen bóng.

Vì những chất dùng để nhuộm răng là những chất nồng và cay, nên môi và lưỡi đều sưng, khiến người nhuộm răng phải nhịn cơm và đồ ăn cứng chừng nửa tháng.

Người con gái xưa nhuộm răng rất vất vả. Nếu cô gái nào không kiêng kỹ, thuốc nhuộm sẽ không bám đều được vào răng trông rất nham nhở.

Cũng chính vì nhuộm răng công phu như vậy, nên khi kén chồng các cô gái ngày xưa thường bảo nhau: “Lấy chồng cho đáng tấm chồng/ Bõ công trang điểm má hồng, răng đen…”.

Vẻ đẹp của hàm răng đen đã được đưa vào ca dao như một chuẩn mực về nét đẹp của phụ nữ Việt Nam trước đây: Mình về mình nhớ ta chăng/Ta về ta nhớ hàm răng mình cười/ Năm quan mua lấy miệng cười/ Mười quan chẳng tiếc, tiếc người răng đen/ Răng đen ai nhuộm cho mình/ Cho răng mình đẹp, cho tình anh say?.

Thời kháng chiến chống Pháp, nhà thơ Hoàng Cầm cũng không quên nét đẹp cuốn hút của người con gái Kinh Bắc: “Ai về bên kia sông Đuống/ Có nhớ từng khuôn mặt búp sen/ Những cô hàng xén răng đen/ Cười như mùa thu tỏa nắng…” (Bên kia sông Đuống).

Có thể nói rằng tục nhuộm răng đen ngày nay đã trở thành quá khứ, tuy nhiên nó vẫn mãi là một tập tục đẹp, như một dấu ấn của một phong tục cổ truyền đã ăn sâu vào trong tiềm thức và tâm hồn các thế hệ con cháu chúng ta.

Vỹ Dạ

   

Các tin khác

  • Nhớ lắm Kon Tum
  • Nơi yêu thương khởi nguồn
  • Những chuyến đi nối dài bao thương nhớ
  • Chút tâm tình tháng Sáu
  • Tháng Sáu trong tôi
  • Kết nối những yêu thương
  • Người ta là hoa của đất
  • Chập chờn tháng Sáu
  • Gió nước Ia Chim
  • Mãi mãi một tình yêu
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by