• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Tòa soạn & Bạn đọc

  • Nhịp cầu bạn đọc

Nhiêu khê đất nhiều sổ đỏ

11/10/2017 13:05

Mảnh ruộng của một hộ chưa đầy 3.000m2 nhưng có đến 16 sổ đỏ. Việc tưởng chừng phi lý lại là thực trạng của hơn 80% số hộ gia đình có đất ruộng ở xã Hòa Bình (thành phố Kon Tum) đang gặp phải. Việc cấp sổ đỏ “quá hào phóng” đã khiến người dân nơi đây gặp nhiều rắc rối: bán không được, thừa kế không xong, khó thế chấp…

5 sào ruộng có 20 sổ đỏ

Đó là trường hợp của gia đình bà Nguyễn Thị Lan và ông Lê Văn Y ở thôn 2, xã Hòa Bình. Bà Lan cho biết, mảnh ruộng nhà bà chỉ có 5 sào nhưng có đến 20 sổ đỏ.

“Khi nghe thông báo lên xã nhận sổ đỏ, vợ chồng tôi mừng lắm. Nhưng lúc lên, cầm một xấp sổ đỏ cho một mảnh ruộng mà bần thần luôn” - bà Lan tâm sự.

Theo lời bà Lan, khoảng 4-5 năm trước, khi có đơn vị đến đo đạc, vợ chồng bà có đến tận mảnh ruộng để chỉ ranh giới, xác nhận diện tích đất. Sau khi đo, được cán bộ hướng dẫn, cũng như các hộ khác, vợ chồng bà có làm hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (trong đó có đơn xin đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).

Nhiều sổ đỏ trong một mảnh ruộng gây rối rắm cho người dân. Ảnh: H.T

 

“Ruộng nhà tôi là ruộng nước mạch (làm từng khoảnh nhỏ, tựa như ruộng bậc thang - PV), tôi cứ nghĩ khi đo đạc xong sẽ làm 1 bìa đỏ chung, không nghĩ là tách ra thành 20 đám nhỏ để làm 20 bìa đỏ như thế này” - bà Lan nói.

Nhà ông Nguyễn Văn Thanh ở thôn 2, xã Hòa Bình cũng “hỡi ôi” khi nhận được 16 bìa đỏ cho 2,5 sào ruộng. Trong 16 thửa đất đó, đám lớn nhất có diện tích hơn 200m2, đám nhỏ nhất có diện tích hơn 40m2.

Ông Thanh cho biết, trước đây, trong quá trình đo đạc đất, ông không có mặt mà thôn trưởng là người đứng ra xác định ranh giới đất. Sau này, khi được hướng dẫn, ông cũng làm hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như bao hộ khác.

“Tôi có làm đơn đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không nhớ được mình đã ký vào bao nhiêu lá đơn (Vì cứ 1 thửa đất phải có 1 đơn đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - PV)” - ông Thanh nói.

Không chỉ ở thôn 2, tại thôn Kép Ram, nhiều hộ gia đình cũng rơi vào cảnh “loạn” sổ đỏ. Như hộ anh A NgLưnh, 7 sào đất ruộng của nhà anh có 9 sổ đỏ. Hay hộ gia đình ông A Bưnh có đến 60 sổ đỏ cho 7 mảnh đất.

Anh Nguyễn Gia Minh Tuệ - cán bộ địa chính xã Hòa Bình nói rằng, không chỉ riêng những hộ ở thôn 2, thôn Kép Ram, trên địa bàn xã có hơn 80% số hộ dân có diện tích lúa nước rơi vào tình trạng 1 mảnh có nhiều sổ đỏ.

Lắm nhiêu khê

Việc nhiều sổ đỏ trên một mảnh đất đã gây ra nhiều khó khăn, bất tiện cho người dân trên địa bàn xã. Nhiều hộ dân cho rằng, đất bị chia thành từng thửa nhỏ đã làm mất giá trị của mảnh đất. “Các thửa đất quá nhỏ, dù có bìa đỏ nhưng muốn bán cũng khó vì chẳng ai bỏ tiền ra mua 40m2 hay 100m2  ruộng” - anh Thanh nói.

Không chỉ thế, đất bị chia nhỏ thành nhiều thửa nên người dân không thể xác định được vị trí thực tế của thửa đất được thể hiện trong bìa đỏ. Như anh A NgLưnh, dù là cán bộ xã nhưng nhìn vào xấp bìa đỏ, anh vẫn không thể xác định được thửa đất nằm ở vị trí nào.

Và có riêng gì anh NgLưnh, hầu như những hộ dân có nhiều sổ đỏ trên một đám đất đều không thể xác định được vị trí từng thửa. “Nhiều người nói có nhiều bìa đỏ tiện cho việc chia cho các con nhưng thực tế chúng tôi không thể chia được vì không nắm được vị trí mảnh đất trong sổ đỏ” - bà Lan nói.

Nói về vấn đề này, anh Tuệ cũng thẳng thắn: Nhiều mảnh đất được chia theo từng ô ruộng nên chỉ có tôi nhìn vào bản đồ quy hoạch mới nắm được thôi.

Ngoài việc rối ren, làm giảm giá trị của mảnh đất, việc chia nhỏ đất cũng gây bất tiện cho người dân trong quá trình vay vốn. Bà Lan chia sẻ: Bây giờ muốn thế chấp đất để vay vốn cũng khó khăn. Không lẽ tôi cầm 20 tấm bìa đỏ lên thế chấp vay vài chục triệu, đơn vị nào chịu thế chấp như vậy?

Anh A NgLưnh cũng cho rằng, cần hợp thửa đất, cấp 1 sổ đỏ cho những thửa liền kề để bà con thuận tiện trong quá trình mua, bán hoặc thế chấp để vay vốn tại ngân hàng.

“Việc nhiều sổ đỏ đã gây khó khăn cho bà con trong việc vay vốn cũng như gây khó khăn cho xã trong quá trình quản lý. Chúng tôi nghĩ nên thực hiện hợp thửa đất để tránh tình trạng rối rắm” - ông Phạm Phước - Chủ tịch UBND xã Hòa Bình nói.

Sẽ hợp thửa cho bà con

Trao đổi với phóng viên, ông Đinh Xuân Tâm – Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thành phố Kon Tum cho biết, có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng cấp nhiều sổ đỏ trên một đám đất: từ phía người dân và công ty đo đạc.

Theo lời ông, trước đây, Công ty TNHH MTV Địa chính Bình Nguyên hợp đồng đặt hàng với Sở Tài nguyên và Môi trường để thực hiện công tác đo đạc, đăng ký, cấp Giấy chứng nhận trên địa bàn 6 xã và 2 phường thuộc thành phố: Ia Chim, Hòa Bình, Đăk Năng, Kroong, Ngọc Bay, Đoàn Kết, phường Trần Hưng Đạo, phường Nguyễn Trãi.

Qua quá trình đo đạc theo hiện trạng thửa đất các hộ đang sử dụng, công ty phối hợp với các thôn, xã, người sử dụng đất để thiết lập, làm hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo thực trạng.

Tuy nhiên, trong quá trình làm, có thể do công ty hướng dẫn chưa rõ nên đa số các hộ dân đăng kí quyền sử dụng đất theo thực trạng: mỗi đám nhỏ 1 bìa đỏ.

“Chúng tôi dựa theo hồ sơ đo đạc của Công ty TNHH MTV Địa chính Bình Nguyên, dựa vào hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân để làm căn cứ cấp đổi quyền sử dụng đất cho dân. Chính vì vậy, đã xảy ra trường hợp 1 đám đất nhưng có nhiều sổ đỏ” - ông Tâm giải thích.

Qua những ý kiến, kiến nghị của cử tri, ông Tâm cho biết, trong thời gian đến, đơn vị sẽ làm việc với xã, tháo gỡ những vướng mắc cho người dân. Không để tình trạng quá nhiều bìa đỏ gây rắc rối, phiền hà người dân trong việc thế chấp, vay vốn. “Chúng tôi sẽ giải quyết, hợp thửa đất cho các hộ dân có nhu cầu” - ông Tâm nói.

Theo lời ông, người dân nếu muốn hợp thửa đất, hãy đem các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến địa chính xã hoặc đến Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố để được hướng dẫn cấp đổi (hợp thửa) đất. Ông cũng nhấn mạnh, mọi thủ tục hợp thửa rất đơn giản và các hộ dân chỉ mất 125.000 đồng cho 1 lần hợp thửa.

Đối với những trường hợp bìa đỏ sai tên, sai số chứng minh nhân dân, ông Tâm nói rằng bà con cần mang bìa đỏ đến văn phòng để được điều chỉnh biến động và có thể nhận lại bìa đỏ ngay trong ngày.

Hoài Tiến 

   

Các tin khác

  • Nhớ lắm Kon Tum
  • Nơi yêu thương khởi nguồn
  • Những chuyến đi nối dài bao thương nhớ
  • Chút tâm tình tháng Sáu
  • Tháng Sáu trong tôi
  • Kết nối những yêu thương
  • Người ta là hoa của đất
  • Chập chờn tháng Sáu
  • Gió nước Ia Chim
  • Mãi mãi một tình yêu
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by