• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia    Quốc hội thảo luận Tổ về các dự án luật    Trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân nước bạn Lào và Campuchia    Hội thảo khoa học Các nghiên cứu mới về sâm Ngọc Linh - Thành tựu và ứng dụng    [INFOGRAPHIC] Các bước lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp năm 2013 trên VNeID   

Tòa soạn & Bạn đọc

  • Nhịp cầu bạn đọc

Ngút ngàn bờ bãi

10/07/2024 13:12

Không sinh ra và lớn lên nơi bãi bồi như A Mít, cũng không cần mẫn gieo trồng, vun xới rau màu mỗi ngày trên bãi như A Tuyn, nhưng tâm trí gã luôn vấn vít về ngút ngàn bờ bãi.

Ngôi nhà của A Mít, với tường xây gạch mộc, mái lợp tôn xanh đỏ, nằm cuối doi đất đâm ra bãi sông luôn mênh mông gió, mưa và nắng. Từ nhà nhìn ra, thấy ngút ngàn bờ bãi xanh mướt rau màu.

Xa hơn một chút là dòng sông còn chìm trong sương mù. Nhưng không lâu nữa, khi nắng lên cao hơn, dòng sông sẽ rực rỡ hẳn lên, như được khoác một tấm áo choàng dát vàng.

Như đã hẹn, A Mít gọi gã dậy khi ánh bình minh hình rẻ quạt bắt đầu ló lên như những ngón tay hồng sau rặng núi xám mờ còn ngái ngủ.

Nhiều ngôi nhà khác nơi doi đất cũng “mở mắt” thức dậy. Tiếng chuẩn bị đồ ăn, thức uống lịch kịch. Rồi từng cánh cửa hé mở, bóng người tụ dần về đầu làng.

Bố A Mít cũng đã dậy, đang dặn mấy đứa con nhỏ ở nhà trông chừng vườn rau mới trồng, đừng để con heo, con gà vô phá mất. Rồi ông đeo dao vào hông, tay vác cuốc, tay xách túi cơm, bình nước đi ra cổng.

Hôm nay nhà A Mít sẽ chuyển một nửa diện tích đất trồng bắp sang trồng cà tím. Cứ như bố của A Mít tính toán, thì trồng cà tím cung cấp cho chợ đầu mối và các nhà hàng đem lại giá trị kinh tế cao hơn trồng bắp. Nhà A Tuyn đã trồng mấy sào cà tím từ năm ngoái.

Lát sau, dân làng lũ lượt kéo nhau ra bãi. Họ trỉa bắp, trồng rau, gieo cải, tiếng cười nói râm ran một triền sông. Những ngày này nhà máy thủy điện bắt đầu hạ mức nước hồ, tăng dung tích phòng lũ cho mùa mưa bão, nên bà con tận dụng xuống giống các loại hoa màu ngắn ngày trên bãi bồi.

Gã cùng A Mít ra bãi. Gió sông chạm vào da mặt thấy lành lạnh. Tự nhiên gã thấy hào hứng vô cùng.

Đất bãi vào vụ mới. Ảnh: T.H

 

Không sinh ra và lớn lên nơi bãi bồi như A Mít, cũng không cần mẫn gieo trồng, vun xới rau màu mỗi ngày trên bãi như A Tuyn, nhưng tâm trí gã luôn vấn vít về ngút ngàn bờ bãi.

Nhưng bao năm qua, gã cũng chỉ đứng ở xa mà ngắm bãi sông quanh năm phù sa lắng đọng, luôn xanh tươi bắp, mía, rau màu, chứ chưa từng đặt chân lên lớp đất bãi vàng nhạt, xôm xốp, giòn tan.

Đây là lần đầu tiên gã gần bãi bồi đến vậy! Cho nên, gã bất ngờ khi thấy bãi bồi tươi tắn, nhiều màu sắc. Sương đọng trên những lá bắp non rung rinh, rồi bảng lảng tan dần.

Không biết từ bao giờ, từ thời nào, người dân các làng ven sông Đăk Bla bắt đầu gắn bó với bãi bồi. Chỉ biết rằng, suốt dọc sông Đăk Bla, trừ những nơi hiểm yếu, vách dựng, nước siết, còn lại ta đều gặp những cánh bãi mênh mông, luôn tươi tốt cây trái, rau màu.

Tất nhiên cũng có những lúc sông giận dữ, nhấn chìm đất bãi, cuốn phăng hoa màu mà người dân một nắng hai sương làm ra. Dường như sông biết đất bãi cần bồi đắp phù sa để tăng độ màu mỡ, nuôi hoa màu tốt tươi.  

Cũng có khi bãi bồi trắng phếch một màu đất. Ấy là khi đất được nghỉ ngơi sau một mùa bận rộn. Nhưng rồi bạn hãy tin rằng, rất nhanh thôi, rau màu lại xanh rì trên bãi.

Như bây giờ vậy, bắp, cà, muống, cải trải thảm mời người. Qua bao nhiêu năm tháng, qua bao nhiêu nắng mưa, thời gian đó đủ cho một tình cảm thiêng liêng giữa người và bãi.

Khác với trước đây, đất bãi chỉ để trồng bắp, trồng mì, thả ít dây bí phục vụ nhu cầu hàng ngày của dân làng, bây giờ, mùa vụ và rau màu trồng trên bãi đã thay đổi theo thị trường. Trên bãi bồi, theo giọt mồ hôi rơi là mùa nào thức nấy.

Sinh ra, lớn lên ở doi đất nhô ra bãi bồi, nên A Mít yêu bờ bãi như yêu bản thân mình. Từ ngày còn nhỏ tí, đứng chưa cao bằng con dao phát rẫy, A Mít và đám bạn đã theo cha mẹ ra bãi trỉa bắp, trồng mì. Nghịch đất cát chán, cả bọn lại xuống sông vẫy vùng.

Lớn lên chút nữa, là những buổi săn chuột đồng, đào dế; nước lũ về ngập bãi thì bì bõm đặt lưới đánh cá. Nên da đứa nào cũng đen cháy, tóc vàng khét một màu.

A Mít ngán nhất là những ngày sau mưa lũ. Sau nhiều ngày chìm trong nước, bãi sông được bồi đắp một lớp phù sa màu mỡ, người dân chuẩn bị cho vụ gieo trồng mới, nhưng cũng bắt đầu một cuộc chiến thực sự với cây mai dương, một loại cây nguy hại.

Diệt trừ cây mai dương trên bãi sông Đăk Bla. Ảnh: TH

 

Nhiều ngày sau đó, bố cuốc đất đằng trước, anh em A Mít lụi hụi theo sau để nhặt gốc, cành, rễ của cây mai dương, gom lại thành đống.

Sau mấy nắng, bố châm lửa đốt. Thân và lá mai dương nửa khô nửa ướt bén lửa cháy đùng đùng. Gió sông cuốn tàn tro bay đầy trời, khói xông vào mắt, vào mũi cay xè, làm đứa nào cũng ràn rụa nước mắt.

Nhưng loại cây này sống mãnh liệt một cách quá đáng. Chỉ cần sót một mẩu rễ bằng đốt ngón tay thôi, hay rơi ra ít hạt, thì y như rằng ít lâu sau sẽ thấy những mầm nhỏ vươn lá lẫn trong luống rau, luống bắp.

Chúng nhanh lớn hơn rau, mạnh mẽ hơn rau nên chiếm hết chất dinh dưỡng. Nếu không kịp thời nhổ đi, lơ mấy ngày đã thấy chiếm cả một khoảng đất. Có những gia dình không có người đành bỏ đó, thoáng cái, cây mai dương đã chiếm đất thành công.

Chuyện A Mít kể về bãi sông nghe ngày này qua ngày khác không hết- gã nghĩ bụng và rồi  hít thật sâu thưởng thức khí trời trong văn vắt. Để rồi xuýt xoa “ôi trời, chỉ hít thở thôi đã nghe ngọt lịm rồi”.

A Mít nói: Ở bãi sông mà anh. Nhiều người nói, đứng nơi đây, dường như người và thiên nhiên hòa vào nhau, có cảm giác như đang sống một cuộc sống khác, hết mệt mỏi và không còn lo toan.

Gã cũng cười. Đặt từng bước chân lên lớp đất bãi vàng nhạt, xôm xốp, giòn tan mà như "nghe" được tiếng ngút ngàn bờ bãi đang phập phồng thở.

THÀNH HƯNG

   

Các tin khác

  • Đứa trẻ bị bỏ rơi
  • Viết trong Ngày của Mẹ
  • “Những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ”
  • Khắc ghi chuyện kể của bà
  • Mùa rẫy tới
  • Một ly cà phê đen
  • Màu thời gian
  • Mưa trái mùa
  • Cơn mưa ngang qua
  • Sương sâm ngày nóng
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Thông cáo báo chí số 12, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Gặp mặt kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Tiểu đoàn 304
  • Hội thao Báo chí khu vực Tây Nguyên mở rộng năm 2025 diễn ra thành công tốt đẹp
  • Hội nghị triển khai các nhiệm vụ liên quan Đề án sáp nhập tỉnh trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo
  • Phiên họp lần thứ hai Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06
  • Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa cồng chiêng
  • Thầy giáo đa tài
  • An toàn là bạn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by