• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Tòa soạn & Bạn đọc

  • Nhịp cầu bạn đọc

Mùa hoa ngâu

08/07/2023 13:15

Biết ở quê mình vẫn còn hoa ngâu, lòng tôi tự dưng vui đến rộn ràng. Ngắm những chùm hoa ngâu vàng li ti khẽ lay, hương thơm nhè nhẹ phảng phất trong gió chiều, tâm trí tôi như trở về với những tháng ngày tuổi thơ đầy ắp những kỷ niệm.

Ở quê tôi, không ai lạ gì cây ngâu, bởi gần như nhà nào cũng trồng, ít thì một vài cây, nhiều thì 5-7 cây. Đây là loài cây ưa ánh nắng, mọc thành bụi với chiều cao trung bình khoảng 5-6 mét. Cây thường cho hoa vào mùa hè (tầm tháng 5-6-7-8). Hoa ngâu nhỏ li ti, có màu vàng, mọc thành chùm ở kẽ lá, có hương thơm, thường được dùng để ướp trà, hoặc làm vị thuốc dân gian chữa các bệnh tăng huyết áp, giảm sưng đau.

Trước đây, ở quê tôi, hoa ngâu thường mọc tự nhiên trên những gò, đồi hay vùng đất cao. Sau này, vì thấy cây cho hoa đẹp, có mùi thơm nên nhiều gia đình đã mang về trồng quanh nhà, cắt tỉa, làm hàng rào rất đẹp.

Vì hoa ngâu có nhiều công dụng nên đến mùa hoa, người dân quê tôi thường hay rủ nhau đi “dủ” hoa ngâu về bán hoặc dùng trong gia đình.

Gọi là “dủ hoa ngâu” chứ không phải hái hoa ngâu, vì hoa nhỏ li ti, rất dễ rụng nên không thể hái. Khi phát hiện những nụ hoa ngâu đã chuyển vàng chỉ cần kê cái thúng hoặc nón lá dưới những cành hoa rồi cầm cành cây rung nhẹ là hoa đã rụng ngay. Thu hái kiểu này nên cây không bị mất sức, xong lứa hoa này, cây lại tiếp tục cho lứa khác. Những chùm hoa sum suê lại khoe sắc tỏa hương cho đến hết mùa.

Những bụi hoa ngâu nở hoa vàng rực. Ảnh: S.C

 

Nhớ mỗi khi mùa hoa ngâu đến là buổi trưa ở xóm tôi rộn ràng lắm. Mấy cô, mấy chị, mấy dì lại í ới gọi nhau tranh thủ thời gian lên đồi, lên gò “dủ hoa ngâu” về bán hoặc dùng trong gia đình.

Vì mùa hoa ngâu diễn ra vào những tháng hè nên gắn liền với tuổi thơ của chúng tôi. Nhớ những trưa hè oi ả, không đứa nào chịu ngủ, mà cũng rộn ràng, háo hức chuẩn bị thúng, bao bì đi “dủ hoa ngâu” cùng mấy cô, mấy chị, mấy dì. Đứa nào đứa nấy đen nhẻm, đội cái thúng lụp xụp trên đầu cho mát, đôi dép mòn đứt muốn rớt làm đôi mà lòng vẫn vui như hội.

Mỗi khi tìm thấy một cây ngâu lớn, với những chùm hoa vàng óng, sum xuê, thì vui như bắt được thứ gì vô cùng quý giá.

Tôi nhớ hoài cảm giác vui mừng mỗi khi bất ngờ tìm được một cây ngâu già mọc ở một nơi kín đáo, với những nụ hoa ngâu bé li ti, chúm chím, thẹn thùng cùng mùi thơm nhẹ nhàng, thanh thoát, thuần khiết thoang thoảng trong gió chiều. Những đứa trẻ chúng tôi thi nhau rung cành cây, reo hò, còn hoa ngâu thì cứ thế rụng xuống từng nụ nhỏ như hạt mưa vào lòng thúng, lòng nón lá.

Đi “dủ hoa ngâu”, nếu mà tìm được bụi ngâu cho trái chín đỏ hoặc vàng thì vui như mẹ đi chợ về cho miếng bánh. Cả bọn thi nhau hái, rồi chẳng cần rửa, cứ hái được trái nào là ăn trái nấy. Vị ngọt thanh và thơm thơm của trái ngâu nhanh chóng làm tan biến đi cái nóng oi bức của ngày hè.

Bà Tư ở trong xóm thường đi chăn bò thuê cho nhà ông Hai ở trên đồi, trên gò, cũng tranh thủ “dủ hoa ngâu” mỗi khi đến mùa. Ngày hè, chúng tôi cũng hay lang thang theo bà. Đang chăn bò, bỗng phát hiện phía trước có bụi ngâu hở hoa vàng rực, chúng tôi hò nhau rung cành, bà Tư vội lấy cái nón cời đang đội trên đầu xuống để hứng hoa. Hết cành này đến cành khác. Thoáng chốc, hoa ngâu nhỏ li ti đã gần đầy chiếc nón của bà. Chiều về, bà Tư cũng được mấy lon hoa ngâu để hôm sau gửi cháu mang ra chợ bán. Chẳng phải nhiều nhặn gì nhưng những lon hoa ngâu ấy cũng đủ cho bà Tư mua mớ rau, con cá.

Mỗi mùa hoa ngâu giúp tăng thu nhập cho nhiều gia đình, nên có thời gian rảnh là phụ nữ trong xóm lại rủ nhau đi “dủ hoa ngâu”. Còn bọn trẻ như chúng tôi cả buổi chiều mỗi đứa “dủ” được ít hoa ngâu thì mang chia cho các bà, các dì trong xóm. Đổi lại, các bà, các dì cho lại mỗi đứa năm trăm hay vài ngàn đồng gì đó mua kem, mua kẹo chia nhau ăn.

Chỉ vậy thôi mà vui hết nấc!

Cũng có khi mấy chị em tôi đi “dủ hoa ngâu” về cho ông nội ướp trà hay hãm trà uống nước hàng ngày. Hoa ngâu mang về, ông nội đem rải trên những chiếc nia phơi khô rồi cất trong hũ thủy tinh để pha trà uống hàng ngày cho mát. Có khi ông dùng hoa ngâu để ướp với trà cho thơm ngon hơn. Cách ông nội hay làm là dùng một chiếc hũ thiếc để ủ trà, rải một lớp trà, một lớp hoa ngâu lên trên; cứ như thế, đến khi nào hết số trà cần ướp thì thôi. Trà hoa ngâu rất thơm, mang lại cảm giác thư thái, dễ chịu lắm.

Ngày nay, thói quen ướp trà hoa ngâu dần không còn nữa. Người dân quê tôi chỉ “dủ” hoa ngâu bán cho thương lái Trung Quốc là chủ yếu, với giá khoảng 150.000 - 200.000 đồng một ký.

Mùa hè, về quê, thấy mấy chị họ vẫn còn đi “dủ hoa ngâu”, lòng tự dưng vui đến rộn ràng. Trong gió chiều mát rượi, những chùm hoa ngâu vàng li ti khẽ lay, mùi thơm của hoa ngâu phảng phất dịu nhẹ.

Ký ức tuổi thơ lại dậy lên trong tôi, nhẹ nhàng mà sâu lắng.

SÔNG CÔN

   

Các tin khác

  • Nhớ lắm Kon Tum
  • Nơi yêu thương khởi nguồn
  • Những chuyến đi nối dài bao thương nhớ
  • Chút tâm tình tháng Sáu
  • Tháng Sáu trong tôi
  • Kết nối những yêu thương
  • Người ta là hoa của đất
  • Chập chờn tháng Sáu
  • Gió nước Ia Chim
  • Mãi mãi một tình yêu
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by