• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Tòa soạn & Bạn đọc

  • Nhịp cầu bạn đọc

Me dầm đường ngày tết

06/02/2024 13:34

Xuân về Tết đến, nhà nhà đều chuẩn bị nhiều món ăn để dùng trong gia đình, để đãi khách. Có những món độc lạ, sang trọng, cũng có những món cực kỳ dân dã nhưng lại gây “nghiện”, như món me dầm đường chẳng hạn.

Quả me vốn quen thuộc với mỗi người Việt Nam nói chung và quê tôi nói riêng. Ngày trước, cây trái trong các mảnh vườn nhà quê tôi không phong phú như bây giờ, thường chỉ có một số loại như me, xoài, khế, mận, chuối, mít, ổi. Và gần như khu vườn nào rộng một chút cũng có một vài cây me. Me trồng để lấy quả chín chế biến thành những sản phẩm mứt me ngào đường, me tẩm muối ớt hay đơn giản là dùng để nấu canh chua. Nhưng Xuân về Tết đến thì không thể thiếu món me dầm đường.

Nhắc đến me, tôi lại thấy nhớ vườn nhà của ngoại với những gốc me cổ thụ đến mấy người ôm không xuể. Không biết chúng được trồng khi nào, chỉ biết, ngày tôi còn nhỏ, mỗi lần về ngoại đều chơi dưới những gốc me cao lớn tỏa bóng mát khắp sân vườn.

Những trái me thuôn dài, dày cơm được chọn làm món me dầm đường. Ảnh: SC

 

Mùa me thay lá, mỗi ngày ngoại lui cui quét mấy bận mà lá me vẫn rải đầy sân. Rồi mùa me cho quả, từ khi những quả me non còn dính bụi phấn quanh mình là bọn trẻ chúng tôi đã tụ tập bám gốc me, săm soi.

Đến khi những quả thuôn dài, bắt đầu phân đốt thì lại xúm xít hái xuống chấm với mắm nêm. Cạo sơ lớp vỏ chưa kịp cứng, cắn một miếng mà hít hà, mà nhăn mặt nhăn mày bởi vị chua, cay, mặn, ngọt của me, của ớt, của mắm, của đường quyện vào nhau.

Đến gần Tết, vườn me nhà ngoại lại đông vui bởi… người lớn. Nhiều người trong làng, rồi ở làng bên nữa, ghé đến để xin hái những quả me già về làm món me dầm đường.

Ngày trước ở quê, cứ Tết đến thì nhà nhà đều làm bánh mứt, không  mua sắm những thứ có sẵn như bây giờ. Món me dầm đường là một trong những món khá phổ biến ở quê tôi.

Bàn tiếp khách ngày tết ở nhà tôi cũng vậy, bên cạnh các loại bánh mứt, luôn có một hũ me dầm đường. Dù rất dân dã, nhưng me dầm đường lại được khách du xuân ưa thích, bởi vị chua chua, ngọt ngọt, có thể đánh bay “nỗi sợ” đồ ăn ngày tết.

Nhớ khi nào chuẩn bị làm món này, má thường kêu chị em tôi về ngoại hái me. Khi chọn me, chúng tôi luôn được bà ngoại hỗ trợ. Ngoại sắm sẵn cái sào dài, chờ cháu về rồi ra vườn chỉ cho chúng tôi những quả me  mập mạp, thuôn dài. Ngoại nói những quả như vậy nhiều thịt, dễ bóc vỏ, tách hạt.

Làm me dầm đường thì công đoạn bóc vỏ, tách hạt là cực nhất. Nếu trái me không thuôn dài, bị eo, bị thẹo thì rất khó bóc vỏ, tách hạt, sơ ý một chút là bị gãy làm đôi, làm ba.

Bây giờ, bánh mứt ngày tết phong phú, nhưng món me dầm đường vẫn còn được yêu thích. Ảnh: SC

 

Me hái về mang ra rửa sạch, rồi bóc vỏ. Để dễ bóc vỏ, người ta thường ngâm me trong nước ấm chừng 5 phút. Kể cũng lạ, trái me xanh có lớp vỏ cứng vậy mà khi ngâm nước ấm thì bóc cực dễ.

Có lần tôi cũng “thử nghiệm” hái me bùi (sắp chín) về làm thử, đúng là bóc vỏ thì dễ đấy, nhưng khi tách hạt thì không tài nào gỡ ra được, nếu có gỡ được hạt ra thì trái cũng bị gãy đôi, gãy ba, nát vụn.

Me lột tới đâu ngâm ngay vào thau nước lạnh có pha muối loãng tới đó để không bị thâm đen. Sau 1 ngày ngâm với nước muối loãng, vớt ra rửa lại với nước lạnh rồi để ráo, xếp vào hũ thủy tinh theo chiều dựng đứng, cuống hướng lên trên.

Tiếp theo là nấu nồi nước đường, theo tỷ lệ 1kg me cần 1/2kg đường và cho vào đó thêm ít muối đun sôi. Chờ nước đường nguội thì chế vào hũ thủy tinh đã xếp đầy me.

Me dầm đường chỉ tầm một đến hai ngày là có thể dùng được. Muốn trái me giòn, mát thì có thể cho hũ me dầm vào tủ lạnh. Khi ăn, gắp trái me dầm ra đĩa, rắc lên trên chút ớt bột sẽ tạo vị thơm ngon hơn, vừa chua, vừa ngọt, vừa cay.

Bây giờ, bánh mứt ngày tết phong phú, nhưng dường như món me dầm đường vẫn còn được yêu thích, bằng chứng là mỗi năm về quê, đi chúc tết bà con họ hàng, tôi vẫn thấy nhiều nhà có me dầm đường.

Tất nhiên là không còn cảnh nhà nhà đều làm me dầm như trước nữa, nhưng món me dầm đường bao giờ cũng hút khách nhất. Bởi giống như tôi, nhiều người vẫn còn mê mẩn vị chua thanh của me quyện với vị ngọt của đường, cay cay của ớt, xua tan cái ngấy và cái ngọt của thịt mỡ, của bánh chưng, bánh tét.

Ở Kon Tum, me được trồng rất nhiều ở các làng đồng bào DTTS. Vì vậy mà Tết đến Xuân về, ở các góc đường, vẫn thấy bà con bán những rổ me xanh, trái nào trái nấy thuôn dài, chắc mẩy, rất đẹp mắt. Ai có nhu cầu làm món me dầm đường đều ghé qua để mua một ít về làm. Cũng có những bà, những chị bày bán những hũ me dầm đường làm sẵn đầy hấp dẫn.

Nhìn những rổ me ấy lại cồn cào nhớ đến hũ me dầm đường ngày tết nơi quê nhà! ./.

Sông Côn

   

Các tin khác

  • Nhớ lắm Kon Tum
  • Nơi yêu thương khởi nguồn
  • Những chuyến đi nối dài bao thương nhớ
  • Chút tâm tình tháng Sáu
  • Tháng Sáu trong tôi
  • Kết nối những yêu thương
  • Người ta là hoa của đất
  • Chập chờn tháng Sáu
  • Gió nước Ia Chim
  • Mãi mãi một tình yêu
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by