• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Tòa soạn & Bạn đọc

  • Nhịp cầu bạn đọc

Lặng lẽ đại ngàn

08/07/2023 13:15

Con đường mảnh như sợi chỉ hun hút bò lên cao. Hắn ngồi sau xe máy của A Phong mà tim đánh thình thịch, không nghĩ khôn mà toàn nghĩ dại “nhỡ không may mà lạc tay lái thì…”. A Phong cười: Yên chí lớn đi, ngày nào mà em chẳng lên xuống đường này mấy lần.

Tiếng ông A Glưng gọi vợ dậy đã đánh thức hắn. Chui ra khỏi chăn, hắn nhìn đồng hồ, đúng 5 giờ sáng. Chỉ một loáng, gian bếp sáng ánh lửa. Hai ông bà bắt đầu lục đục nấu cơm, nướng cá.

Có tiếng bước chân ngoài cửa. Con chó chạy ra ngoe nguẩy đuôi. Ông A Glưng hỏi với ra: A Phong đấy à? Chờ tao tý nhé.

Một chàng trai cao lớn bước vào, vừa cất tiếng “dạ” thật to, vừa nhìn hắn cười cười: Ngủ được không anh? Hắn cười đáp lại: Ngủ ngon mà. A Phong dậy sớm quá.

A Phong nháy nháy mắt, chỉ vào trong bếp: Đến sớm tốt hơn. Đến muộn sẽ bị già Glưng la một trận.

Một lát sau, già A Glưng đi ra, trên tay cầm một túi lớn: A Phong à, cầm cái này, lên đó mấy anh em ăn sáng. Cá nướng và cơm nếp đấy. Bao gạo và cá khô để ở sân kia, đem cho bọn A Tun nhé.

Hắn đỡ lấy túi từ tay già A Glưng, A Phong lúi húi buộc bao gạo vào sau xe. Tiếng động cơ rồ lên. Chiếc xe máy chui vào sương sớm, ánh đèn pha xé toạc màn đêm. 

Phát dọn thực bì, chuẩn bị trồng rừng. Ảnh: T.H

 

Chiều hôm qua, khi hắn quyết định chạy xe máy lên thăm mấy anh em trực chốt quản lý bảo vệ rừng trên đỉnh đèo, mọi người khuyên ngủ lại, để sáng mai hãy đi, bởi đây là chốt xa nhất và khó khăn nhất.

Già A Glưng cũng thủng thẳng nói: Bây giờ đi không tốt đâu. Không quen đường, rồi giữa đường gặp mưa rừng là nguy hiểm lắm. Con trai già, A Tun ấy, cũng trực trên đó. Để mai già nói A Phong đưa đi, nhân tiện đem thêm đồ ăn lên cho mấy đứa trên đó.

Đêm đó, hắn ngủ lại nhà già A Glưng, chờ sáng sớm lên chốt.

Hai anh em đi được một lúc thì mưa. Con đường mảnh như sợi chỉ hun hút bò lên cao. Suốt chặng đường thảng hoặc mới gặp vài chiếc xe máy đi ngược chiều. Mưa rừng mờ mịt, hơi lạnh thấm vào da thịt.

Hắn ngồi sau xe máy của A Phong, nhìn xuống vực sâu mà tim đánh thình thịch, không nghĩ khôn mà toàn nghĩ dại “nhỡ không may mà lạc tay lái thì…”.

Như đọc được suy nghĩ của hắn, A Phong cười: Yên chí lớn đi, ngày nào mà em chẳng lên xuống đường này mấy lần. Thỉnh thoảng, đáp lại câu hỏi “gần tới chưa” của hắn, A Phong chỉ vào một điểm mông lung nằm giữa 2 chóp núi “sắp rồi anh, chỗ đó đó”.

Hơn gần 1 tiếng đồng hồ, xe lên đến đỉnh đèo, bạt ngàn thông. A Phong reo lên “tới rồi”, và dừng xe trước một căn lán nhỏ, vách gỗ, mái tôn, xung quanh cũng bạt ngàn thông non.

Nếu không được báo trước, hắn sẽ cho rằng căn lán nhỏ đơn sơ, vách gỗ, mái tôn nằm chơ vơ lưng chừng đèo này là của những người đi ăn ong dựng tạm để lấy chỗ trú nắng tránh mưa.

 Cho đến khi ngồi bên bếp lửa ấm sực, mặc mưa rừng gió núi gào thét bên ngoài, hắn cứ băn khoăn tự hỏi mãi: Điều gì đã níu chân những chàng trai trẻ ở lại giữa đỉnh đèo ngày này qua tháng khác?

Nơi này, bên là rừng, là núi. Làng gần nhất cũng cách 6-7 cây số. Mùa khô, gió núi gầm gừ suốt ngày đêm. Mùa mưa, núi rừng đen kịt, tối tăm, mù mịt.

Nơi này, không điện thắp sáng, không ti vi, sóng điện thoại chập chờn lúc có lúc không; nước ăn uống, tắm giặt của anh em là con suối cách lán gần 1 cây số. Mùa khô, suối cạn thì phải đi xa hơn, hàng chục cây số mới lấy được nước.

Trong lán là ba cái giường ghép bằng cây, mặt rải nứa đập dập đặt liền nhau, một cái bếp củi con con dùng để nấu nướng cho mấy người ăn. A Tun mời hắn ly nước mới đun, vẻ áy náy: Anh uống tạm.

Hắn nhận ly nước, uống một ngụm, thấy ấm cả người, và cũng hiểu được rằng, ở nơi “khỉ ho cò gáy” này, hiếm người qua lại, mà anh em bận tối tăm mặt mũi, suốt ngày quần quật trong rừng nên cũng chẳng có thời gian lo chuyện trà nước. Tối về mệt quá, quăng mình lên giường đánh một giấc là xong, mai có sức “chiến” tiếp.

Không công cụ hỗ trợ, không quyền hạn tạm giữ, xử phạt, anh em chỉ có lòng yêu rừng, sức trẻ và tinh thần trách nhiệm để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ  quản lý 2 tiểu khu rộng hàng nghìn héc ta. Mùa khô lo cháy rừng, mùa mưa lo phòng người dân phát rẫy, rồi trồng rừng, mùa nào việc ấy.

Ấy vậy mà trong mấy năm anh em lên đây cắm chốt, nạn phá rừng làm rẫy giảm dần và dứt hẳn vào năm ngoái.

Năm ngoái, qua sự vận động của anh em, một số hộ gia đình đã tự giác trả lại diện tích rừng đã phát những năm trước đó với tổng diện tích hơn 3ha, để anh em trồng rừng phục hồi.

Đúng hôm hắn lên đây, anh em vừa hoàn tất việc trồng dặm thông 3 lá cho diện tích rừng trồng năm 2022, cũng như phát dọn cỏ, chăm sóc hơn 50ha rừng trồng 2 năm 2020-2021.

Ngay cả vạt đất xung quanh căn lán cũng có những mầm thông xanh mướt. Mỗi ngày đi trồng rừng về, anh em lại nhặt nhạnh những cây giống bị loại, bị hư hại trong quá trình vận chuyển còn có thể vực lại được, đem về trồng quanh lán rồi chăm bẵm hàng ngày. Đến bây giờ, đã có nhiều cây cao bằng đầu người.

Trong lúc mọi người trò chuyện, một cậu đi nhóm bếp, nấu cơm với mấy cây củi ướt mèm để đãi “khách quý”, thoáng cái trong lán cay xè mùi khói. Hắn định chụp ảnh, A Tun ngăn lại, nửa đùa nửa thật: Thôi, đừng chụp anh, thấy cực như thế này sẽ không ai dám theo nghiệp tụi em nữa thì khổ.

Khi hắn và A Phong rời chốt, cũng là lúc nắng hừng lên rực rỡ, nhuộm vàng những mái nhà dưới thung lũng xa xa.

Bỗng dưng, hắn chợt nhớ lại tác phẩm “Lặng lẽ Sapa” của nhà văn Nguyễn Thành Long đã học khi còn phổ thông. Đến bây giờ, vẫn còn những con người âm thầm và lặng lẽ làm nhiệm vụ giữa đại ngàn quanh năm mây phủ này.

THÀNH HƯNG

   

Các tin khác

  • Nhớ lắm Kon Tum
  • Nơi yêu thương khởi nguồn
  • Những chuyến đi nối dài bao thương nhớ
  • Chút tâm tình tháng Sáu
  • Tháng Sáu trong tôi
  • Kết nối những yêu thương
  • Người ta là hoa của đất
  • Chập chờn tháng Sáu
  • Gió nước Ia Chim
  • Mãi mãi một tình yêu
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by