• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Tòa soạn & Bạn đọc

  • Nhịp cầu bạn đọc

Ký ức mùa tựu trường

05/09/2021 15:59

Đã mấy chục năm trôi qua, nhưng mỗi khi mùa tựu trường đến, tôi vẫn thấy háo hức đến lạ. Sáng nay, nghe chị hàng xóm nhắc cô con gái chuẩn bị sách vở, ký ức mùa tựu trường lại ùa về với bao kỷ niệm khó quên.

Nhớ mỗi dịp chuẩn bị cho ngày tựu trường, từ mấy tháng trước, mẹ đã phải chắt chiu, gom góp tiền bạc để sắm cho mấy chị em xấp vải may quần áo mới. Khi có vải rồi, mẹ đạp xe chở các con xuống tiệm may cách nhà mấy cây số để cắt may. Cô thợ may hẹn cả tháng mới được lấy, thế là ngày nào chị em tôi cũng trông ngóng, mong thời gian qua nhanh để đến ngày được mặc thử, rồi mang khoe với các bạn trong xóm.

Ở quê tôi, những năm 1990 còn khó khăn lắm. Nhưng so ra, chị em tôi được như thế đã là may mắn, chứ thằng Tèo- bằng tuổi tôi, nhà kế bên, có năm chỉ được mẹ nó may cho một bộ đồ mới vào dịp Tết, vì nhà không có điều kiện, nên tựu trường vẫn độc một bộ ấy. Năm lên lớp 5, chuẩn bị khai giảng năm học mới, thằng Tèo được mấy anh chị ở trong xóm học lớp lớn hơn góp quần áo cũ cho mà nó cứ buồn rười rượi mãi không thôi.

Suốt những năm cấp 1, thậm chí qua cấp 2, chị em tôi và nhiều đứa bạn nữa trong xóm như thằng Tèo, thằng Tí toàn học sách cũ. Lý do là vì ba mẹ không có điều kiện để mua sách mới cho con. Ý thức được hoàn cảnh gia đình nên mùa hè cũng là thời điểm những đứa trẻ chúng tôi không quên nhiệm vụ đi mượn sách từ các anh, chị lớp lớn. Hiếm khi có được cuốn sách còn thẳng thớm, sạch sẽ, mà hầu hết đều cũ kỹ, long gáy, rách bìa, chằng chịt hình vẽ, lem nhem vết mực vì được truyền qua rất nhiều thế hệ.

Ký ức mùa tựu trường của những năm tháng tuổi thơ sẽ không thể nào phai mờ trong tâm trí. Ảnh minh họa

 

Dù vậy, sau khi mượn được những cuốn sách cũ ấy, chúng tôi rất nâng niu, bao bọc thật kỹ. Tối đến, sau giờ cơm, chẳng đợi ba mẹ nhắc nhở, mấy chị em tôi đều ngồi vào bàn lần giở những cuốn sách ra đọc trước để “làm quen kiến thức”. Những bài học nào khó, chị thường giúp em, những bài chị thấy khó lại tìm đến các anh, chị lớp lớn hơn ở cùng xóm để nhờ hướng dẫn.

Dẫu có nhiều khó khăn nhưng mỗi khi bước vào năm học mới, chúng tôi đều rất vui, rất háo hức. Vui vì được đến trường, được gặp lại bạn bè, thầy cô sau 3 tháng hè xa cách. Háo hức vì biết sẽ có thêm bạn mới, trò chơi mới đang chờ phía trước.

Ngày khai giảng năm học mới, trên con đường làng còn mờ mờ sương sớm đã rợp sắc trắng xanh, từng tốp học sinh vừa đi vừa cười nói vui vẻ. Chị em tôi cũng thức dậy thật sớm, sau khi ăn vội ăn vàng bữa sáng được mẹ chuẩn bị sẵn, là thay ngay bộ quần áo mới để đến trường cùng các bạn.

Nhà có một vườn hoa thật đẹp ở góc vườn nên suốt mấy năm cấp 1, cấp 2, chị em tôi luôn được thầy giáo phụ trách Đội phân công chuẩn bị một bó hoa tươi để mang đến trường trong ngày khai giảng tặng thầy cô giáo. Vui với nhiệm vụ được giao, đúng ngày khai giảng, chị em tôi thường chọn những cành hoa đẹp nhất để tặng thầy cô. Hoa của ngày ấy không phải là  hồng, ly rực rỡ, kiêu sa như ngày nay, mà chủ yếu là dâm bụt, huệ, lá mít, lá liễu… nhưng đó là tất cả tấm lòng nên lúc nào cũng được thầy cô trân quý, mang vào lớp học, cắm vào bình đặt trên bàn giáo viên, trang điểm cho lớp học thêm đẹp.

Bây giờ nhớ lại, tôi vẫn thấy tự hào!

Ngày khai giảng năm học mới thời ấy không rực rỡ cờ hoa, bóng bay như bây giờ, cũng không có nhiều phụ huynh đưa đón con em trước cổng trường đông đúc nhưng không kém phần háo hức, ý nghĩa, vui tươi, ấm áp.

Sau các tiết mục văn nghệ, nghi thức chào cờ, lời dặn dò của thầy hiệu trưởng, phát biểu cảm nghĩ của đại diện học sinh về năm học mới, tiếng trống trường vang lên giục giã báo hiệu năm học mới bắt đầu, ai về lớp nấy để ổn định công tác tổ chức, sắp xếp chỗ ngồi. Đây là giờ phút thích nhất với những đứa học trò chúng tôi vì thời ấy chưa phải bắt nhịp vào bài học mới ngay mà thầy cô giáo thường dành thời gian để trò chuyện cùng học sinh, có bạn còn được mời đứng dậy kể cho cả lớp nghe những chuyện vui, ý nghĩa trong những ngày hè của mình như một cách để làm quen với nhau.

Ở lớp tôi, trong những câu chuyện vui ấy luôn có sự góp mặt của thằng Tèo với câu chuyện đi tắm suối bị chúng bạn giấu mất quần; chuyện thằng Tí đi chăn bò ngủ quên ở gốc cây đầu làng để bò ăn lúa, bị hàng xóm đến nhà mắng vốn ba mẹ. Hay câu chuyện làm kế hoạch nhỏ để tiết kiệm tiền mua vở, viết của chị em tôi… Trẻ con ở quê ngày ấy vô tư đúng tuổi của mình, buồn vui gì cũng đều bộc bạch một cách hồn nhiên.

Ngày tựu trường, lớp mới, bạn mới, chỗ ngồi mới, mọi thứ lạ mà cũng nhanh quen. Có năm còn vui mừng hớn hở khi năm ba đứa bạn cùng xóm may mắn được nhà trường cho ngồi chung lớp, thậm chí còn được ngồi chung bàn mà quên hết những lo âu, hồi hộp.

Thời gian trôi đi nhanh quá. Cuộc sống với bộn bề công việc, lo toan kéo chúng tôi trôi mải miết. Nhưng có lẽ ký ức mùa tựu trường của những năm tháng tuổi thơ sẽ không thể nào phai mờ trong tâm trí.

Và hôm nay, nghe chị hàng xóm nhắc cô con gái chuẩn bị sách vở, tôi lại thấy náo nức, bồi hồi.

SÔNG CÔN

   

Các tin khác

  • Nhớ lắm Kon Tum
  • Nơi yêu thương khởi nguồn
  • Những chuyến đi nối dài bao thương nhớ
  • Chút tâm tình tháng Sáu
  • Tháng Sáu trong tôi
  • Kết nối những yêu thương
  • Người ta là hoa của đất
  • Chập chờn tháng Sáu
  • Gió nước Ia Chim
  • Mãi mãi một tình yêu
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by