• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Tòa soạn & Bạn đọc

  • Nhịp cầu bạn đọc

Đôi bàn tay chai sạn

19/10/2021 13:03

Trời dịu nắng rủ tôi về làng, với thân thương của gia đình chị. Cảm phục đức tảo tần sớm hôm chăm các con, lo cho chồng bị ốm, vậy là chia sẻ, là đồng cảm, là gắn bó. Đón chúng tôi, chị hồ hởi nắm tay thật chặt. Qua cái siết tay, tôi cảm nhận rõ từng nốt chai từ đôi bàn tay chị như dày hơn, sần sùi hơn, nhưng lúc nào cũng vậy, rất đỗi tin yêu, ấm áp.

Như hiểu được suy nghĩ của tôi, chị xòe đôi bàn tay bè bè, sẫm màu, từng ngón tay xương xương và từng nốt chai sạn ở khắp lòng bàn tay, ngón tay, rồi cười hiền, tay chị xấu quá em nhỉ. Tôi chân thành, không, đôi bàn tay chị là đôi bàn tay đẹp - vẻ đẹp của lao động, vẻ đẹp của sự tháo vát và nghị lực mạnh mẽ.

Mà đôi bàn tay chị không thô ráp, chai sạn sao được khi vốn liếng của cả gia đình lại… bắt đầu chính từ đôi bàn tay trắng ấy. Đôi bàn tay chất chứa bao khát vọng của những ngày gian khó về bữa cơm cho các con có cá, có rau. Đôi bàn tay ấy chẳng nề hà gian khó, thoăn thoắt sớm hôm, gánh gồng lo toan cho cả gia đình. Ngày mới khăn gói từ ngoài Bắc vào Kon Tum lập nghiệp, lạ nước, lạ cái, vợ chồng chị chỉ biết động viên nhau cố gắng làm lụng.

Chị chỉ nghĩ đơn giản, đôi tay có nhanh, đôi chân có vững thì cả nhà mới yên. Sớm nào chị cũng dậy thật sớm, chuẩn bị đồ ăn cho cả nhà, rồi tất tả đi làm đến chiều muộn mới về. Làm cỏ, cắt cành, hái cà, cạo mủ…, việc nào chị cũng chăm, cũng thạo nên ai mướn chị đến làm đều thương, đều mến.

Đôi bàn tay chai sạn suốt bao năm tháng nhọc nhằn vun vén tình yêu cho đàn con. Ảnh minh họa

 

Tảo tần sớm hôm, anh chị gom góp được ít vốn, mua khoảnh đất rẫy, chung quanh lúp xúp những cỏ cây. Cũng từ ngày đó, anh bị bệnh ốm đau liên miên, hầu như chỉ một mình chị xốc vác. Ngày hè, đám nhỏ hạt na, hạt mít lóc nhóc theo sau chị phát phát, dọn dọn. Còn trong năm học, đám nhỏ đến trường, một mình chị cơm đùm gạo bới, tay cuốc, tay liềm ra rẫy cuốc cuốc, xới xới khi trời hãy mờ sương. Gai nhọn đâm vào tay, cỏ cây cào xước tay, chị chẳng nề hà. Ngày qua ngày, đôi bàn tay chị hết cuốc xới lại đến tỉa cành, làm cỏ, bón phân... Xong việc rẫy vườn lại nấu lại nướng, lại dọn lại dẹp. Vừa chăm chồng ốm vừa dạy dỗ con học hành, ôm ấp các con khi cần chia sẻ, dỗ dành các con miếng ăn những khi trái gió trở trời…, một tay chị cả.

Các con càng lớn, to toan càng nhiều. Vậy là chị lại thêm gánh gồng, miệt mài sớm hôm. Hành trang vào đời của các con  tỷ lệ thuận với độ dày những nốt chai sần trên đôi tay của chị. Nhưng chị có nề hà chi, quả ngọt sau những tháng ngày gian nan vất vả, là những hạt cà phê chắc nịch, là những cây ăn trái trĩu quả, là các con giỏi giang, thành đạt, là sức khỏe của anh tạm ổn định…

Đôi bàn tay của chị, đôi bàn tay của bao nhiêu người mẹ khác mà tôi đã từng được siết chặt, cũng thô ráp, sần sùi những chai sạn như vậy. Những nốt sần sùi, đồi mồi trên những đôi bàn tay gầy guộc ấy đâu chỉ có bước đi của vòng đời sinh – lão. Đó còn là những nhọc nhằn, chăm chút,  dạy dỗ các con, vun trồng những những vườn cây, ruộng lúa để các con được ngang dọc rộng dài; là chất chứa cả những nỗi buồn khi các con chưa vâng lời; là nỗi lo khi cuộc sống của các con còn trắc trở, chưa như ý, trọn vẹn…

Như mạch nguồn từ ngàn xưa luôn dào dạt chảy, những người phụ nữ như chị luôn lặng thầm đức hy sinh, kiên cường vượt qua nắng mưa, gian khó của cuộc đời. Họ chẳng nghĩ nhiều đến bản thân mình, huống hồ đến đôi bàn tay đẹp hay xấu, búp măng hay sần sùi, mềm mại hay thô ráp…

Ừ, mà đời người có mấy ai sinh ra được may mắn thong dong, yểu điệu, có người nâng niu chăm  chút. Hết thảy đều phải lăn lộn mưu sinh, lấy lao động làm vẻ đẹp, lấy đôi bàn tay chai sạn làm niềm hạnh phúc. Những đôi tay chai sạn như chị ướt đẫm mồ hôi suốt bao tháng năm nhọc nhằn vun vén tình yêu thương cho đàn con bé dại, lặng lẽ cân đo đong đếm khoản thu eo hẹp để đủ tiền ăn cho cả gia đình, đủ tiền học cho mấy đứa con. Chỉ mong sao bữa cơm của chồng con được tươm tất, cho các con được ăn học bằng người…

Vừa miên man nghĩ suy, tôi vừa ngắm nhìn ngôi nhà khang trang của anh chị mới xây cất lại nổi bật lên giữa vườn cây trái xanh mát. Quả ngọt từ đôi tay chai sạn của chị. Cái đẹp ở giữa cái đẹp, cứ thế hòa thành vẻ đẹp của lao động, vẻ đẹp của sự hy sinh, vẻ đẹp của nghị lực, khiến tôi cảm phục và thân thuộc biết bao.

NGUYÊN PHÚC

   

Các tin khác

  • Nhớ lắm Kon Tum
  • Nơi yêu thương khởi nguồn
  • Những chuyến đi nối dài bao thương nhớ
  • Chút tâm tình tháng Sáu
  • Tháng Sáu trong tôi
  • Kết nối những yêu thương
  • Người ta là hoa của đất
  • Chập chờn tháng Sáu
  • Gió nước Ia Chim
  • Mãi mãi một tình yêu
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by