• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Tòa soạn & Bạn đọc

  • Nhịp cầu bạn đọc

Đăk Tô: Suối nước nóng để hoang

20/07/2017 18:00

​Đã nhiều năm quảng bá, xúc tiến đầu tư về khu nghỉ dưỡng du lịch sinh thái suối nước nóng Đăk Tô, nhưng đến nay suối nước này vẫn chỉ là một khu đất hoang vu, ngổn ngang những công trình đang thi công dang dở, xuống cấp, cỏ cây mọc um tùm. Ai đến đây cũng đều tiếc một tiềm năng du lịch bị lãng phí…

Chúng tôi đến suối nước nóng Đăk Tô vào một buổi trưa tháng 7. Suối nước nóng này là 1 trong 14 điểm du lịch nổi tiếng trên địa bàn tỉnh Kon Tum, nằm ở thôn 3, xã Kon Đào, huyện Đăk Tô. Đường vào suối nước nóng dọc theo tuyến Tỉnh lộ 672 xuống cấp nghiêm trọng. Cổng chào được xây dựng có ý tưởng lạ như mời đón du khách vào một thiên đường, thì nay hoang tàn, giống như một thành lũy cổ xưa.

Khuôn viên khu vực du lịch này rất rộng. Các công trình bể chứa, hồ lắng, nhà nghỉ giờ đây chỉ còn là những ô tròn, tường xây nằm lọt thỏm trong đám cỏ tranh. Đứng trên bờ hồ, chúng tôi thấy một màng khói trắng bốc lên từ lòng hồ mờ ảo, thoang thoảng mùi diêm sinh. Dù qua năm tháng không được chăm sóc và khai thác, nhưng dòng nước tự nhiên phun lên từ lòng đất này vẫn trong veo, róc rách chảy hồn nhiên đổ ra suối…

Bể lắng lọc nước nóng. Ảnh: D.L

 

Không gian khu du lịch sinh thái này tĩnh lặng, khí hậu mát mẻ, thích hợp cho du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng. Cách suối nước nóng không xa là những đám ruộng bậc thang đang được người dân làm đất chuẩn bị xuống giống vụ lúa mới. Hướng về phía núi, chúng tôi thấy một màu xanh ngan ngát của rừng. Một nét bình yên, êm đềm vốn có từ ngàn xưa của suối nước nóng này êm ả đến lạ thường. Vậy mà…?!!!

Năm 2006, UBND tỉnh đã chấp thuận để Công ty TNHH Vương Anh Minh đầu tư xây dựng Khu nghỉ dưỡng Đăk Tô. Theo kế hoạch, giai đoạn I của dự án, Công ty Vương Anh Minh sẽ xây dựng khu du lịch, nghỉ dưỡng; giai đoạn II sẽ tiến hành khai thác, chế biến nước khoáng từ nguồn suối nước nóng Đăk Tô, tổng vốn đầu tư dự kiến 8 tỷ đồng.

Công ty Vương Anh Minh đã tiến hành đầu tư xây dựng một số công trình như: hồ lắng, bồn tắm, bể chứa và nhà nghỉ…, nhưng sau đó, mọi việc dừng lại… Đến nay, khu du lịch nghỉ dưỡng này trở lại là khu đất hoang vu vốn có như thuở nào.

Theo lãnh đạo huyện Đăk Tô, sau khi được phép đầu tư, Công ty Vương Anh Minh đã hoàn tất công tác đền bù và tiến hành xây dựng một số hạng mục, nhưng sau một thời gian, không hiểu sao công ty này lại không tiếp tục đầu tư nữa. Huyện đã tiến hành kiểm tra thực trạng và mời doanh nghiệp này lên làm việc nhưng không thấy hồi âm. Vì vậy, huyện Đăk Tô đã đề nghị tỉnh rút chủ trương cho Công ty Vương Anh Minh đầu tư. Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng đã thống nhất và đề nghị UBND tỉnh không cho công ty này tiếp tục đầu tư để kêu gọi các nhà đầu tư khác.

Trao đổi với bác Nguyễn Văn Tuyến - một cán bộ lão thành cách mạng ở thị trấn Đăk Tô, từng giữ cương vị Phó Chủ tịch UBND huyện Đăk Tô, chúng tôi được biết việc đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái suối nước nóng này nhiều nhiệm kỳ qua Đảng bộ huyện Đăk Tô đã nghĩ đến. Nhưng huyện thiếu tiềm lực, nên chưa thực hiện được.

Một bồn chứa nước um tùm cây dại. Ảnh: D.L

 

Theo bác Tuyến, hiện nay, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng là một loại hình mà nhiều công ty du lịch lữ hành đang khai thác. Vì vậy, đã đến lúc huyện Đăk Tô nên tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến kêu gọi đầu tư. Khi kêu gọi được đầu tư, chính quyền phải hỗ trợ doanh nghiệp về cơ sở hạ tầng như làm đường vào suối nước nóng này, không để doanh nghiệp “tự bơi”. Như vậy, doanh nghiệp sẽ mạnh dạn đầu tư và Đăk Tô sẽ có điều kiện phát triển được các dịch vụ đi kèm với du lịch, giải quyết được nhiều việc làm cho người dân tại chỗ…

Còn chị Nguyễn Thị Nga, trú tại thôn 3, xã Kon Đào thì cho biết: Từ khi nghe tin nhà nước quy hoạch nơi này trở thành khu du lịch, nghỉ dưỡng, gia đình chúng tôi định bụng sẽ mở quán bán thức ăn, nước uống phục vụ du khách vào tham quan, nghỉ dưỡng tại khu du lịch sinh thái, nhưng chờ mãi nhiều năm rồi mà chẳng thấy gì cả. Thi thoảng một số người dân các nơi tìm đến nhìn ngắm một lát, rồi tiếc rẻ quay về…

Đem chuyện lãng phí tiềm năng du lịch này trao đổi với ông Nguyễn Đức Khánh - thành viên Hội Đông y tỉnh, được ông cho biết: Tắm nước suối nóng giúp thư giãn, giảm stress và ngủ ngon; giúp tăng tuần hoàn máu, giảm cân; giảm đau cơ, đau khớp, tốt cho những người bệnh tiểu đường; tẩy tế bào chết trên da, tăng khả năng chống viêm…Ngoài ra, nước khoáng còn có thể làm thức uống vừa giải khát, vừa bổ sung các nguyên tố vi lượng và các chất điện giải cho cơ thể.

Ông Khánh cũng cho biết thêm, mới đây, tại thôn Đăk Toa, xã Đăk Ruồng, Công ty TNHH MTV Kế Duy Kon Tum đầu tư xây dựng một khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Epic Spa. Mặc dù không có nguồn nước nóng dồi dào và không gian lý tưởng như suối nước nóng Đăk Tô, nhưng vẫn có nhiều du khách tìm đến, nên tiếc cho suối nước nóng Đăk Tô, đến nay vẫn chìm trong hoang vu…

Dương Lê

   

Các tin khác

  • Nhớ lắm Kon Tum
  • Nơi yêu thương khởi nguồn
  • Những chuyến đi nối dài bao thương nhớ
  • Chút tâm tình tháng Sáu
  • Tháng Sáu trong tôi
  • Kết nối những yêu thương
  • Người ta là hoa của đất
  • Chập chờn tháng Sáu
  • Gió nước Ia Chim
  • Mãi mãi một tình yêu
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by