• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Tòa soạn & Bạn đọc

  • Nhịp cầu bạn đọc

Chuyện về ý thức phòng cháy

08/10/2018 13:04

Nơi tôi đang đứng là một căn nhà vách gỗ, mái lợp tôn lụp xụp, bên trong chất đầy gỗ sơ phẩm, ván, các sản phẩm từ gỗ, mảnh gỗ vụn, mùn cưa và những cỗ máy nặng nề. Trên mái, dưới vách, những sợi dây điện loằng ngoằng...

Ấy là xưởng mộc của anh bạn cùng quê. Đang là ban ngày nhưng vẫn phải bật điện, ánh sáng từ bóng đèn tỏa ra vàng quạch.

Trong không gian bí bức, nóng hầm hập và bụi mù mịt ấy, 4-5 người cặm cụi làm. Mỗi lần máy cưa công suất lớn chạy, bóng đèn điện lại lịm đi, có lẽ là do cuối nguồn, điện yếu.

Ngay sát vách nhà xưởng phía sau, chị vợ đang nhóm lò than. Chiếc quạt máy thổi thốc vào lò, khiến than bắt lửa nhanh, nổ lép bép, nghe vui tai, và cả vui mắt nữa; bởi, những tàn lửa không có trật tự, không bị bó buộc kia nổ bung ra, vẽ lên những nét lửa ngang dọc.

- Trời đất, sao vợ ông chủ quan vậy. Để xa xa một chút, lỡ bắt lửa vào xưởng thì sao? - Tôi hoảng hồn.

Anh bạn cười hì hì: Đừng sợ, không có chuyện gì đâu, lâu nay vẫn làm như thế, cô ấy quen rồi.

Nhìn đống mùn, vụn gỗ cao ngập đầu gối dưới bệ máy cưa, lấp cả dây điện, tôi lo lắng: Ông xem thế nào chứ tôi thấy không ổn, nhà xưởng thì thấp, chật chội, nóng bức, dây điện giăng khắp nơi, toàn những thứ dễ bắt lửa như thế này, lỡ xảy ra cháy thì làm thế nào?

Anh bạn xua tay nói: Mình sẽ cẩn thận. Ông tưởng dễ cháy lắm đấy à. Với lại, điều kiện chưa cho phép, giờ mà sửa chữa, nâng cấp nhà xưởng cũng bộn tiền đấy.

Biết là vậy, nhưng đâu có đùa với... lửa được. Ông bà ta đã có câu "nhất thủy, nhì hỏa" rồi. Tôi nghĩ thầm, e ngại nhìn đống mùn cưa, vụn gỗ và đoạn dây diện dưới chân.

Có thể nói, thờ ơ, chủ quan với phòng cháy đang là "căn bệnh" chung của nhiều người, nhiều gia đình và doanh nghiệp. Và, đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến những vụ hỏa hoạn để lại hậu quả nặng nề.   

Không nói những năm trước, chỉ từ đầu năm 2018 đến nay, và chỉ trên địa bàn thành phố Kon Tum đã xảy ra nhiều vụ cháy, gây thiệt hại không ít tài sản của người dân.

Đến bây giờ, nhiều người vẫn còn bàng hoàng khi nhắc lại vụ cháy xảy ra tại cửa hàng kinh doanh đồ điện Mỹ Dung ở nhà số 401, đường Lê Hồng Phong (phường Quyết Thắng, thành phố Kon Tum) vào ngày 13/2 đã thiêu rụi toàn bộ hàng hoá của cửa hàng này và 2 ki ốt liền kề.

Hay vụ cháy xảy ra ngày 16/3 tại nhà số 34, đường Trần Quang Khải (phường Thắng Lợi, thành phố Kon Tum) làm hư hỏng toàn bộ la phông và nhiều vật dụng trong gia đình.

Tiếp đó, ngày 27/3, nhà ông Hồ Văn Trung (phường Thống Nhất, thành phố Kon Tum) cũng phát lửa, dù Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ khẩn trưởng điều động lực lượng, phương tiện đến dập lửa, nhưng nhiều vật dụng có giá trị trong nhà bị ngọn lửa thiêu rụi.

Qua thực tế các vụ cháy cho thấy, ngoài những yếu tố khách quan thì nguyên nhân đầu tiên phải nói tới là do ý thức của con người. Theo một cán bộ từng tham gia nhiều vụ chữa cháy, từ tâm lý chủ quan của người dân,  ý thức tự đảm bảo an toàn cho mình chưa cao, còn ỷ lại các cơ quan quản lý nhà nước, cũng như trong cuộc sống, mọi người quá bận rộn nên còn xem nhẹ công tác phòng cháy chữa cháy.

Thực tế thì đa số gia đình chưa quan tâm đầu tư mua sắm trang bị, xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy khi xây dựng nhà cửa. Nhiều hộ gia đình còn có thói quen tự ý lắp đặt thêm những thiết bị điện có công suất lớn, sử dụng điện bừa bãi mà không chú ý đến việc đảm bảo an toàn dẫn đến các vụ cháy do chập điện- anh nói.

Bên cạnh đó, không ít doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chỉ chú trọng đến lợi nhuận kinh tế mà không quan tâm việc đầu tư công tác phòng cháy chữa cháy. Cụ thể như một số cơ sở lắp đặt, sử dụng dây chuyền công nghệ sản xuất lạc hậu hoặc đã sử dụng nhiều năm nhưng không bảo trì nên quá trình hoạt động dễ phát sinh cháy, nổ; nhà xưởng, nhà kho chứa nhiều chất cháy nhưng không có giải pháp chống cháy phù hợp; nhà kho chưa chú trọng khâu vệ sinh, còn tình trạng câu móc điện tùy tiện...

Rời xưởng mộc của anh bạn, tôi nhìn thấy trên bức vách gỗ sát nơi đặt lò than có một lỗ thủng, được anh bạn bịt lại bằng một mảnh băng rôn màu đỏ. "Không có nơi nào an toàn, nếu không có ý thức phòng cháy"- băng rôn viết.

Ánh lửa hắt lên tấm băng rôn, khiến màu đỏ bừng lên dữ dội!

Thành Hưng

   

Các tin khác

  • Nhớ lắm Kon Tum
  • Nơi yêu thương khởi nguồn
  • Những chuyến đi nối dài bao thương nhớ
  • Chút tâm tình tháng Sáu
  • Tháng Sáu trong tôi
  • Kết nối những yêu thương
  • Người ta là hoa của đất
  • Chập chờn tháng Sáu
  • Gió nước Ia Chim
  • Mãi mãi một tình yêu
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by