• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Tòa soạn & Bạn đọc

  • Nhịp cầu bạn đọc

Cây rơm

02/10/2021 06:10

Ai sinh ra, lớn lên ở vùng đồng quê, hẳn không xa lạ gì với cây rơm. Hắn cũng vậy! Bởi nhà làm nông, nên ở góc vườn luôn có cây rơm. Có lúa là có rơm, một lẽ đương nhiên mà thôi.

Ngày ở quê, chiều nào, hắn cũng thấy ba hắn lui cui ngoài cây rơm để rút rơm cho bò. Ngày mưa, má hắn thường rút rơm lót ổ cho heo nằm; có khi, rơm được rút vào để mồi lửa nhóm bếp… Bây  giờ xa quê, nhiều lúc hắn lại thấy nhớ cây rơm, thèm được ngửi mùi thơm của rơm rạ.

Nhớ mỗi khi đến mùa gặt xong, ba hắn thường phơi rơm rạ ngoài đồng chờ khô rồi dùng xe bò chở về nhà. Khoảnh vườn sau nhà, ba trồng đủ loại cây trái, nhưng luôn chủ ý chừa một khoảng trống để làm cây rơm.

Khi gặt lúa xong, ba lại tính chuyện thuê mướn người để làm cây rơm ngay, vì sợ trời mưa xuống. Việc làm cây rơm với nhà nông rất quan trọng, chẳng kém việc thu hoạch lúa. Bởi, nếu thu hoạch lúa là để có lương thực cho con người, thì việc dựng cây rơm lại là để dự trữ thức ăn cho gia súc, nhất là mùa mưa bão.

Vậy cho nên, nhà nào nuôi trâu bò nhiều, làm nhiều ruộng, có nhiều rơm rạ thì dựng cây rơm to; nhà nào chăn nuôi ít, ít ruộng thì dựng cây rơm nhỏ. Có nhà nhiều ruộng, chăn nuôi nhiều, trong vườn dựng đến ba, bốn cây rơm là chuyện bình thường.

Công việc dựng cây rơm thường do đàn ông đảm nhận. Nếu cây rơm to thì cần sự góp sức của năm ba người, còn cây rơm nhỏ chỉ cần 2 người- một người nhồi rơm và một người đứng dưới đất đưa rơm lên.

Ai sinh ra, lớn lên ở vùng đồng quê, hẳn không xa lạ gì với cây rơm. Ảnh: S.C

 

Hắn nhớ, hồi ấy, nhà hắn cũng nuôi mấy con bò, con heo nên ba thường làm cây rơm nhỏ. Ba hay nhờ chú Sáu ở xóm trên xuống phụ một tay. Chú Sáu to khỏe nên thường được ba nhờ chôn trụ, nhồi rơm. Ở phần gốc cây rơm chú Sáu nhồi kỹ lắm. Chú nói, gốc rơm có chặt thì cây rơm mới không dễ bị tụt, bị ngã. Vì vậy, chú thường cho những đứa nhỏ như hắn trèo lên cây rơm để nhún nhảy thỏa thích.

Làm xong cây rơm, ba hắn và chú Sáu còn cẩn thận chặt tàu dừa che kín trên chóp trụ để nước mưa không chảy theo cột làm ướt rơm. Thường thì cây rơm nhà hắn dùng được giáp mùa.

Những đêm trăng sáng, những đứa trẻ ở quê như hắn thường hay chơi trò trốn tìm bên những cây rơm. Mùa lạnh, có đứa còn tinh nghịch rút rơm phủ kín người rồi ngủ quên ở đó lúc nào không biết. Cũng có bữa chơi trốn tìm, hắn mừng quýnh khi tình cờ phát hiện gà làm ổ đẻ trứng trên cây rơm. 

Mùa mưa bão, má hắn thường rút rơm vào mồi bếp. Sáng sớm ngủ dậy, má hay nhóm bếp để luộc khoai, chị em hắn thường ra ngồi quây quần bên bếp lửa để hơ ấm chân tay. Mùi thơm của khói rơm, của khoai luộc là một phần của tuổi thơ mà hắn chẳng bao giờ quên được.

Hồi mới lên "phố núi" công tác, hắn ở nhờ nhà ông anh nằm ở giữa làng, phía nhà đối diện cũng có một cây rơm. Tối đến, mấy đứa trẻ con nhà ấy và cả mấy đứa trẻ nhà hàng xóm nữa thường hay chơi trò năm mười trốn quanh cây rơm. Hắn thấy bọn trẻ chơi đùa mà nhớ sao tuổi thơ của mình.

Rồi mùa gặt, nhà hàng xóm chở rơm rạ về phơi quanh vườn nhà cho khô rồi dựng cây rơm để làm thức ăn dự trữ cho đàn bò. Rơm cũng được hàng xóm dùng để nhóm bếp, để ủ phân chuồng bón cho cả vườn rau sau nhà. Hắn nhớ, những ngày tiết trời cao nguyên se lạnh, từ tờ mờ sáng, gian bếp hàng xóm đã đỏ lửa, mùi khói rơm lan tỏa khắp nơi làm hắn nhớ quê, nhớ nhà nao lòng. Đứng trước khoảnh sân hít hà mùi khói rơm mà ký ức tuổi thơ sống dậy trong hắn.

Bây giờ, làng trong phố cũng đã có nhiều đổi thay. Bà con chuyển đổi chăn nuôi sang trồng trọt nên cây rơm gần như không còn. Vào mùa, khi gặt xong, bà con thường phơi rơm rạ rồi bán cho thương lái thu mua để lấy nguyên liệu làm nấm rơm; hoặc phơi khô rồi đốt tại ruộng trước khi bắt đầu bước vào vụ gieo trồng mới.

Hôm vừa rồi đọc được bài viết của đồng nghiệp kể về chuyện cán bộ cơ sở giúp bà con vùng Đông Trường Sơn làm cây rơm sau mỗi mùa gặt, hắn chợt thấy nhớ quê, nhớ nhà đến cồn cào.

Với hắn, cây rơm thân thuộc nơi góc vườn là cả tuổi ấu thơ tươi đẹp.

SÔNG CÔN

   

Các tin khác

  • Nhớ lắm Kon Tum
  • Nơi yêu thương khởi nguồn
  • Những chuyến đi nối dài bao thương nhớ
  • Chút tâm tình tháng Sáu
  • Tháng Sáu trong tôi
  • Kết nối những yêu thương
  • Người ta là hoa của đất
  • Chập chờn tháng Sáu
  • Gió nước Ia Chim
  • Mãi mãi một tình yêu
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by