• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Tiêu điểm

Thương hiệu và sự lợi dụng lòng tin

14/11/2017 07:09

Những ngày qua, câu chuyện về doanh nhân Hoàng Khải, chủ thương hiệu nổi tiếng Khaisilk thừa nhận đã lừa dối người tiêu dùng suốt gần 30 năm qua bằng cách nhập khăn lụa Trung Quốc giá thấp về gắn mác thương hiệu Việt “Khaisilk” rồi bán với giá cao chưa kịp lắng xuống, thì dư luận lại tiếp tục dậy sóng bởi cơ quan chức năng vừa phát hiện, thu giữ lô mỹ phẩm trị giá gần 11 tỷ đồng không rõ nguồn gốc của Công ty TNHH TS Việt Nam…

Có thể thấy, chỉ trong một thời gian rất ngắn, liên tiếp 2 thương hiệu nổi tiếng bị phát hiện gian dối, như một gáo nước lạnh dội vào niềm tin vốn đang rất mong manh của người tiêu dùng Việt.  

Thật ra, lâu nay câu chuyện “thượng đế” bị lừa không còn là chuyện hiếm. Từ chuyện hàng hóa của Trung Quốc được phù phép, đội lốt thành hàng Việt Nam bán tràn lan trên thị trường, khiến người tiêu dùng không thể phân biệt được, đến chuyện nhiều người tiêu dùng “thông thái” cất công tới tận làng gốm Bát Tràng để “mua tận gốc” sản phẩm gốm sứ "Made in Vietnam", vậy mà vẫn bị lừa mua phải gốm sứ "Made in China"; đi tham quan, du lịch tưởng chắc chắn mua được đặc sản Đà Lạt, Sa Pa… về làm quà cho người thân, nhưng rốt cuộc cũng là “đặc sản” Trung Quốc… Rồi chuyện xăng giả, thuốc giả, mỹ phẩm giả, thực phẩm chức năng giả, sâm Ngọc Linh giả… đã làm cho người tiêu dùng thật sự hoang mang.

Làm ăn “chụp giật” lừa dối khách hàng lại đi một nhẽ, nhưng chuyện một doanh nghiệp lớn, thương hiệu nổi tiếng như Khaisilk hay Công ty TNHH TS Việt Nam lại lợi dụng lòng tin để lừa dối khách hàng là điều không thể chấp nhận được.

Trở lại với câu chuyện Khaisilk, trong bối cảnh “thật giả lẫn lộn”, sự ra đời của thương hiệu Khaisilk "Made in Vietnam" với cam kết là sản phẩm tơ lụa trong nước đã “đánh trúng” vào niềm tin của người tiêu dùng. 30 năm tồn tại, Khaisilk "Made in Vietnam" như một niềm vinh dự, tự hào của người Việt.

Với niềm tin vào thương hiệu, lòng tự hào về tơ lụa Việt Nam, khăn lụa Khaisilk thường được những người con, người em hiếu thảo mua tặng mẹ, tặng chị nhân dịp sinh nhật hoặc mỗi khi Tết đến xuân về; được lựa chọn làm quà cho các đối tác, bạn bè quốc tế khi sang Việt Nam để ngoại giao hay hợp tác kinh doanh. Nhiều khách du lịch ở các nước đến Việt Nam cũng chọn mua khăn lụa Khaisilk để làm kỷ niệm hoặc làm quà tặng cho người thân…

Thế nhưng, niềm tin về một thương hiệu lớn đã sụp đổ, khi một khách hàng phát hiện ra hành vi gian dối của Khaisilk. Và ngay sau đó, chính chủ thương hiệu Khaisilk đã phải thừa nhận, 50% khăn lụa của thương hiệu này có xuất xứ từ Trung Quốc…

Vụ bê bối của thương hiệu Khaisilk chưa hạ nhiệt, dư luận lại bàng hoàng khi một tên tuổi lớn khác là Công ty TNHH TS Việt Nam đang bị tạm giữ lô hàng với 14 nghìn sản phẩm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng trị giá gần 11 tỷ đồng. Dư luận càng sốc hơn bởi bà chủ của thương hiệu này từng được miêu tả là tấm gương về khởi nghiệp làm giàu từ mỹ phẩm, là hình tượng doanh nhân trẻ thành đạt, được chọn là đại diện của Việt Nam tham dự cuộc thi Hoa hậu Quý bà châu Á tại Trung Quốc được tổ chức vào cuối tháng 11/2017…

Tài sản vô giá của doanh nghiệp chính là niềm tin của khách hàng. Vậy nhưng, các doanh nghiệp trên đã bất chấp đạo lý, lợi dụng lòng tin, lừa dối người tiêu dùng để xây dựng hình ảnh, để làm giàu bất chính.

Lòng tin bị lợi dụng, người tiêu dùng cảm thấy chơi vơi, không biết đặt niềm tin vào đâu.

Sau 2 thương hiệu lớn “vừa bị lộ”, dư luận đặt câu hỏi: liệu còn bao nhiêu “cái kim trong bọc” chưa bị phát hiện và phải chăng, doanh nghiệp lừa dối được khách hàng trong suốt thời gian dài là có sự bao che, tiếp tay, làm việc thiếu trách nhiệm của cơ quan chức năng?

 Không phải ai cũng là người tiêu dùng “thông minh” để có thể phân biệt được thật giả. Khi vẫn còn những người sản xuất, kinh doanh thiếu lương tâm, dùng mọi thủ đoạn để lừa dối khách hàng, thì điều dư luận mong chờ nhất là sự vào cuộc quyết liệt, trách nhiệm của cơ quan chức năng. Có như vậy người tiêu dùng mới lấy lại được niềm tin.                                                  

Hoàng Thúy

   

Các tin khác

  • Không ngừng nâng cao chất lượng tuyên truyền
  • Phát huy vai trò “chiến sĩ” trên mặt trận tư tưởng, văn hóa
  • Đồng hành thực chất, hỗ trợ hiệu quả cho phụ nữ vùng biên giới
  • Dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em
  • “Bộ tứ trụ” để đất nước giàu mạnh, hùng cường
  • Thấm sâu việc học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
  • Đồng thuận, hưởng ứng cao bước đột phá về thể chế
  • Phên giậu biên cương “không rào mà vững”
  • Siết chặt hơn công tác quản lý thực phẩm
  • Khởi đầu thuận lợi, tạo đà tăng trưởng
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by