• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia    Quốc hội thảo luận Tổ về các dự án luật    Trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân nước bạn Lào và Campuchia    Hội thảo khoa học Các nghiên cứu mới về sâm Ngọc Linh - Thành tựu và ứng dụng    [INFOGRAPHIC] Các bước lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp năm 2013 trên VNeID   

Pháp luật & Đời sống

  • An toàn giao thông

Cảnh giác với những chiêu trò lừa đảo “việc nhẹ lương cao”

01/04/2025 06:00

Mặc dù đã có không ít những trường hợp mắc bẫy “việc nhẹ lương cao” được báo chí thông tin nhưng vẫn có một số đồng bào DTTS thiếu hiểu biết dính bẫy của các đối tượng lừa đảo.

Vượt gần 100km, trong cái nắng như đổ lửa của mùa khô Tây Nguyên, tôi về xã vùng sâu vùng xa Đăk Na (huyện Tu Mơ Rông) để gặp 2/3 công dân là A Kun và A Nhanh vừa may mắn thoát cảnh “địa ngục trần gian” nơi đất khách quê người sau thời gian bị mắc bẫy lừa “việc nhẹ lương cao” trở về quê hương an toàn. Sau 3 ngày về, nhưng A Kun và A Nhanh vẫn chưa hết bàng hoàng những ngày phải sống trong “địa ngục trần gian” và hành trình gian nan thoát khỏi địa ngục ấy.

Từ bài học của 3 công dân bị mắc bẫy lừa “việc nhẹ lương cao”, chính quyền xã Đăk Na tổ chức hội nghị để 2/3 nhân chứng sống này kể lại, vạch trần những chiêu trò lừa đảo và cuộc sống khổ cực sau khi bị lừa.

Theo A Kun, tháng 8/2024, A Nhanh cùng A Kun (sinh năm 2005, thôn Ba Ham, xã Đăk Na) và A Kiên (sinh năm 2005, thôn Long Tum, xã Đăk Na) vào Bình Dương làm công nhân. 2 tháng sau, A Nhanh lên mạng tìm kiếm công việc và được một đối tượng môi giới giới thiệu công việc với mức lương 1.000 USD/tháng.

Lãnh đạo xã Đăk Na và công an xã gặp gỡ, động viên 2 thanh niên A Nhanh và A Kun. Ảnh: P.N

 

Sau đó, cả 3 công dân nói được một người đàn ông chở bằng xe ô tô đến cửa khẩu Mộc Bài (tỉnh Tây Ninh) và đưa qua Campuchia. Khi đến nơi, họ mới phát hiện mình đã rơi vào bẫy lừa đảo và bị giam giữ trong một căn nhà hoàn toàn cách ly với thế giới bên ngoài. Khu vực này được xây tường cao 5m, quấn thép gai, lắp đặt camera giám sát và có lực lượng canh gác 24/24h.

Theo lời kể của A Kun, sau khi bị lừa, anh bị nhốt ở cùng với 12 người khác. Tất cả đều bị thu điện thoại, giam giữ trong phòng và được chúng tập huấn sử dụng máy tính và làm công việc lừa đảo như tạo nhóm lừa đảo qua mạng. Do kỹ năng công nghệ thông tin kém, ngôn ngữ, giọng nói đặc trưng của người địa phương nên cả 3 không thực hiện được chỉ tiêu mà các đối tượng quản lý giao nên thường xuyên bị đánh đập, bỏ đói.

“Hàng ngày, họ chỉ cho ăn được 2 bữa, nhưng bắt làm từ 22h đêm đến 2h sáng hôm sau. Thời gian còn lại thì bị giam lỏng ở trong phòng, không cho tiếp xúc với bên ngoài.  Cứ 10 ngày không lừa được ai thì lại bị đánh đập, chích điện, không cho ăn uống, thậm chí họ cho ăn cơm thừa, canh cặn”- A Kun kể trong nước mắt.

Cuộc sống cơ cực như địa ngục, xác định không trốn thì trước sau cũng  chết mà trốn thì còn có cơ hội sống nên A Kun đã bàn bạc cùng A Nhanh, A Kiên và những người trong phòng tìm thời cơ trốn khỏi “địa ngục trần gian” này.

Đến đêm giao thừa, cuối tháng 1/2025, lợi dụng người canh gác bắn pháo hoa, đón tết, cả nhóm quyết định nhảy rào bỏ trốn. Tuy nhiên, cuộc chạy trốn đầu tiên chỉ có A Nhanh thoát được; còn tất cả đã bị bắt lại và tiếp tục bị đánh đập, tra tấn dã man. Không chịu nổi, A Kun và những người trong phòng tìm cách bỏ trốn, thế nhưng phải đến lần thứ 3, A Kun và A Kiên cùng 6 người khác mới thoát được.

Sau khi trốn thoát khỏi nơi giam giữ, A Nhanh lập tức chạy vào cánh rừng. Trong lúc chạy trốn, em bị nhóm khoảng 10 người truy đuổi, dùng đèn pin soi từng gốc cây, hốc đá để săn lùng.

Hai trường hợp A Nhanh và A Kun kể lại câu chuyện bị lừa sang Campuchia. Ảnh: PN

 

“Nếu bị bắt lại, em sẽ bị đánh đập đến chết. Em sợ đến mức đã trốn trong hố cát cả đêm. Khi thấy nhóm người truy đuổi rời đi, em mới tiếp tục băng rừng bỏ chạy. Trong thời gian bỏ chạy, không có đồ ăn, thức uống, em phải nhịn đói, nhịn khát suốt 2 ngày 2 đêm. Cuối cùng, em bị lạc qua Thái Lan và bị cảnh sát tạm giữ, nhưng rất may đã được lực lượng chức năng hỗ trợ và đưa về nhà”- A Nhanh kể.

Trong khi đó, sau lần trốn đầu tiên thất bại và bị đánh đập dã man, A Kun không nản lòng. Anh tiếp tục trốn trong những lần sau và cuối cùng, vào lần thứ ba, cùng với A Kiên, anh đã thành công trốn thoát. Họ chạy vào khu rừng xanh, sống trong điều kiện cực kỳ khắc nghiệt – không có thức ăn, chỉ hút thuốc để giữ ấm và tối ngủ dưới đất. May mắn thay, nhờ sự giúp đỡ của người dân địa phương,  được họ hướng dẫn đến khu người Việt ở Campuchia và sau đó được họ giúp đỡ đưa về nước an toàn.

Anh A Kun cho biết thêm, việc anh tự nguyện chia sẻ câu chuyện bị lừa với hi vọng người dân, cộng đồng thôn làng, bà con Xơ Đăng sẽ lấy anh làm tấm gương để cảnh giác trước chiêu trò lừa đảo của kẻ xấu, qua đó không đi vào vết xe đổ mà anh đã trải qua.

Những tưởng không có ngày trở về, 3 công dân ở Đăk Na bị mắc bẫy lừa “việc nhẹ lương cao” đã may mắn được trở về quê hương trong niềm vui khôn xiết của gia đình, người thân, bà con làng xóm.

Dù đã trở về trong vòng tay cha mẹ và dân làng nhưng khi nhắc đến quãng thời gian sống tại Campuchia thì A Kun và A Nhanh lại nghẹn lòng và hối hận bởi sự thiếu hiểu biết của mình. “Quãng thời gian ở Campuchia như là địa ngục trần gian. Em cứ nghĩ mình sẽ chết, nào ngờ lại thoát được”, A Kun rưng rưng kể.

Sau bao nhiêu ngày “bặt vô âm tín”, không ít con mình sống hay chết, thì bất ngờ, A Kun- người con trai của ông A Sơn đã trở về trong an toàn và lành lặn. Nhìn thấy A Kun trở về an toàn với gia đình, ông A Sơn vô cùng vui mừng. 

Chia sẻ niềm vui này, ông A Sơn cho biết: Sau bao ngày không liên lạc được với con, tôi rất hoang mang và lo lắng. Nhưng thật may mắn, được sự giúp đỡ của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đã đưa con tôi từ Campuchia trở về an toàn. Gia đình tôi rất vui và cảm ơn Đảng và Nhà nước nhiều. Từ sự việc của con tôi, sau này tôi sẽ tích cực tuyên truyền cho bà con hiểu, không nghe theo lời dụ dỗ của kẻ xấu và nêu cao cảnh giác để không bị mắc bẫy lừa như con của tôi.     

Phúc Nguyên

   

Các tin khác

  • Ủy ban An toàn giao thông tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai nhiệm vụ quý II/2025
  • Tăng cường công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn thành phố Kon Tum
  • Vụ rừng bị phá ở huyện Ia H’Drai: Tiến hành khám nghiệm hiện trường, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật
  • Yêu cầu điều tra, xác minh báo cáo vụ phá rừng ở Ia H’Drai
  • Tăng cường các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn
  • Nâng cao hiệu quả đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại
  • Khởi tố đối tượng lừa “chạy án” chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng
  • Ngày về
  • Sự cần thiết nâng cấp hoàn thiện Quốc lộ 24
  • Trật tự an toàn giao thông dịp nghỉ Lễ 30/4-1/5: Toàn tỉnh xảy ra 2 vụ tai nạn giao thông
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Thông cáo báo chí số 12, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Gặp mặt kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Tiểu đoàn 304
  • Hội thao Báo chí khu vực Tây Nguyên mở rộng năm 2025 diễn ra thành công tốt đẹp
  • Hội nghị triển khai các nhiệm vụ liên quan Đề án sáp nhập tỉnh trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo
  • Phiên họp lần thứ hai Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06
  • Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa cồng chiêng
  • Thầy giáo đa tài
  • An toàn là bạn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by