• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Kinh tế

Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh: ​Bảo vệ có hiệu quả đa dạng sinh học và tài nguyên rừng

22/01/2018 06:59

​Khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh có 37.485,98 ha rừng. Để bảo vệ có hiệu quả tài nguyên rừng và sự đa dạng sinh học, bên cạnh việc hợp đồng thêm nhiều nhân viên bảo vệ rừng, Khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh còn tăng cường giao khoán rừng cho cộng đồng bảo vệ.

Đa dạng sinh học

Ngủ lại đêm ở xã Đăk Man. Chờ mặt trời sưởi ấm, xóa tan màn sương sớm, chúng tôi cùng một số cán bộ đi vào rừng. Không biết có phải cảnh báo hay “chào đón” khách lạ, từ xa chúng tôi nghe nhiều tiếng chim rừng lảnh lót và có cả tiếng hú gọi bầy của loài linh trưởng.

Các âm thanh trong rừng trở thành một giàn hợp xướng náo nhiệt trước ánh nắng hanh hao của một ngày mới. Anh Đinh Ngọc Thanh- Giám đốc Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh cho biết, cán bộ, viên chức khi đi tuần tra rừng cũng thường gặp các loài linh trưởng. Tuy nhiên, loài linh trưởng rất tinh ranh, chúng ta chỉ nghe tiếng hú và thấy nó chuyền nhau trên cành cây khá xa so với khoảng cách con người. Các loài linh trưởng như khỉ mặt đỏ, khỉ đột, khỉ nhện thường gặp trong các khu rừng tự nhiên ở xã Đăk Man, Đăk Choong, Xốp…gần nương rẫy của dân. Có khi chúng còn xuống bẻ bắp, ăn lúa của dân.

Trụ sở Khu bảo tồn. Ảnh: V.N

 

Rừng ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh khá đa dạng sinh học. Cây cối nhiều tầng, nhiều lớp. Vào phòng lưu trữ trong Khu Bảo tồn, chúng tôi chứng kiến nhiều tiêu bản về các loài động vật, thực vật được trưng bày trong các tủ kính. Các tiêu bản này là các kết quả phối hợp nghiên cứu giữa cán bộ, nhân viên Khu Bảo tồn với các trường đại học, các trung tâm bảo tồn, các tổ chức quốc tế…đang được lưu giữ theo từng loài từ trước đến nay.  

Không tính những năm trước, riêng năm 2016-2017, Khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh phối hợp với Bảo tàng Đại học Kyoto, Kyushu (Nhật Bản), Đại học Quốc gia Đài Loan, Trung tâm Bảo tồn sinh thái Châu Á, Khoa sinh học (Đại học Đà Lạt), Viện Nghiên cứu sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam (Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam)… điều tra, nghiên cứu động, thực vật và thu thập được 850 mẫu vật.  

Các kết quả nghiên cứu từ trước đến nay cho thấy, Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh có 1.091 loài thực vật bậc cao, trong đó có 40 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam và 25 loài được ghi trong Sách đỏ Thế giới, 11 loài nằm trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Các loài thực vật quý hiếm có thể kể như: sâm Ngọc Linh, lan kim tuyến, trầm hương, thông Đà Lạt, đỉnh tùng, vù hương, vằng đắng...

Ở khu hệ thú có 91 loài, trong đó có 25 loài trong Sách đỏ Việt Nam, 20 loài trong Sách đỏ thế giới và 24 loài nằm trong Nghị định 32. Các loài thú quý hiếm như: mang Trường Sơn, mang lớn, chà vá chân xám, chà vá chân đen, gấu chó, gấu ngựa, cu li lớn, khỉ mặt đỏ…Ở Khu hệ chim có 234 loài, trong đó có 10 loài trong Sách đỏ Việt Nam, 8 loài trong Sách đỏ Thế giới và 9 loài nằm trong Nghị định 32. Các loài chim quý hiếm như: gà lôi lông tía, gà lôi trắng, khướu Ngọc Linh, khướu đầu xám, trĩ sao…Ở khu hệ bò sát, ếch nhái có 65 loài, trong đó có 10 loài trong Sách đỏ Việt Nam, 7 loài trong Sách đỏ Thế giới và 5 loài nằm trong Nghị định 32. Các loài quý hiếm như: rồng đất (Physignathus concincinnus), rắn hổ mang chúa (Ophiophagus Hannah), ếch gai (Quasipa spinosa)…

Tuy nhiên, đó mới chỉ là những con số được phát hiện, Khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh còn nhiều tiềm năng và bí ẩn đang cần tiếp tục được nghiên cứu và khám phá.  

Tăng cường bảo vệ

Có người ví Khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh nói riêng, vùng núi Ngọc Linh nói chung như nóc nhà Tây Nguyên. Điều đó đúng! Bởi đỉnh núi Ngọc Linh (2.604 mét) cao nhất Tây Nguyên, chỉ thấp hơn đỉnh núi Phan Xi Păng (3.143 mét) ở Tây bắc Việt Nam mà thôi. Sự đa dạng sinh học cùng với vị thế của Ngọc Linh, đòi hỏi chúng ta không được phép xao nhãng trong việc bảo vệ hiệu quả tài nguyên thiên nhiên ban tặng.

Tiêu bản động vật tại khu bảo tồn. Ảnh: V.N

 

Trên thực tế, thấy được vai trò và trách nhiệm của mình trong công tác quản lý bảo vệ rừng, trong những năm qua, Khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh triển khai nhiều hoạt động bảo vệ và phát triển có hiệu quả tài nguyên rừng. Bên cạnh việc hợp đồng người bảo vệ rừng, phân công cán bộ, nhân viên bám địa bàn và tăng cường tuần tra rừng, Khu Bảo tồn còn tăng cường giao khoán rừng cho người dân bảo vệ.

 Trong giai đoạn từ năm 2011-2015, Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh giao khoán 11.530 ha rừng cho 531 hộ gia đình và 4 cộng đồng ở các xã vùng đệm. Trong giai đoạn 2016-2020, Ban Quản lý giao khoán cho 49 cộng đồng ở các xã vùng đệm quản lý bảo vệ 14.986,03 ha rừng theo chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Không tính những năm trước, chỉ riêng năm 2017, Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh tạm ứng cho các cộng đồng nhận khoán bảo vệ rừng 2,14 tỷ đồng. Trao đổi về nhận khoán bảo vệ rừng, ông A Hoàng- Thôn trưởng thôn Đăk Glây (xã Đăk Choong) kiêm Tổ trưởng tổ quản lý bảo vệ rừng, bộc bạch: Cộng đồng thôn nhận khoán bảo vệ 700,66 ha rừng. Nhận khoán bảo vệ rừng, cộng đồng chia làm 5 tổ và thay phiên nhau đi tuần tra bảo vệ rừng.

Rừng nhận khoán được quản lý bảo vệ tốt, không để xảy ra mất rừng. Từ đầu năm đến nay, Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh tạm ứng cho cộng đồng thôn Đăk Glây 223,18 triệu đồng. Nhận tiền quản lý bảo vệ rừng, cộng đồng trích Quỹ phát triển thôn 5 triệu đồng, chia tổ quản lý bảo vệ rừng 8 triệu đồng, còn lại chia đều cho mỗi hộ gần 1,3 triệu đồng. Đồng tiền quản lý bảo vệ rừng góp phần cho các hộ cải thiện đời sống.  

“Rừng Khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh có tác dụng phòng hộ, điều hòa khí hậu, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ cuộc sống của dân làng. Bảo vệ rừng, người dân hưởng lợi nhiều từ rừng. Cộng đồng không để ai xâm hại rừng”-A Hiếu, thành viên trong cộng đồng thôn Đăk Glây chia sẻ về hiểu biết và trách nhiệm của cộng đồng.

Không chỉ có cộng đồng thôn Đăk Glây, cộng đồng thôn Bê Rê, Kon Rồng, Liêm Năng (Đăk Choong), Đăk Bối, Xả Óa (Mường Hoong), Kon Tuông, Tấn Rát (Ngọc Linh), Long Nang, Đăk Poi (thị trấn Đăk Glei)… cũng đều là những điển hình trong công tác quản lý bảo vệ rừng.

Thông qua việc tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng và việc thực hiện chính sách giao khoán quản lý bảo vệ rừng cho các cộng đồng, Khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh ngày càng quản lý bảo vệ có hiệu quả tài nguyên rừng. Rừng ngày càng hồi sinh. 

                                                                             Văn Nhiên

   

Các tin khác

  • Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng
  • Tương lai xanh từ những tán rừng
  • Hướng mở cho việc xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường sâm Ngọc Linh
  • Hiệu quả khi doanh nghiệp đổi mới sáng tạo
  • Trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm củ cho các tổ chức, cá nhân
  • Nhà thuê ở trung tâm hành chính Quảng Ngãi: Nhu cầu lớn, thị trường nhộn nhịp
  • Các trường Chính trị khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên hội thảo về công tác tài chính
  • Kiến nghị khắc phục, bàn giao công trình tuyến đường tránh ngập lòng hồ khu vực huyện Kon Plông
  • “Cấp bừa” giấy chứng nhận mã số vùng trồng sâm Ngọc Linh
  • Tu Mơ Rông: Hàng chục cây sâm Ngọc Linh bị cây đổ gẫy, hư hỏng
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by