Tư tưởng thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự vận dụng sáng tạo quy luật tiến hóa của xã hội loài người và tâm lý cầu tiến bộ của con người vào thực tiễn Việt Nam đồng thời phát huy truyền thống yêu nước, ý chí kiên cường, anh dũng chống giặc ngoại xâm và tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, vượt mọi khó khăn để xây dựng đất nước giàu mạnh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy những điều rất hay, rất đúng về đạo đức cách mạng và chính Người là tấm gương tiêu biểu của nền đạo đức mang tính nhân văn sâu sắc. Ở Chủ tịch Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng đã đạt đến sự thống nhất chặt chẽ giữa nói và làm, giữa lý luận và thực tiễn, giữa việc công và đời tư. Trọn cuộc đời, Người phấn đấu trau dồi và kiên trì giáo dục cán bộ, đảng viên phải rèn luyện đạo đức cách mạng.
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân là nhiệm vụ quan trọng, là nguyên tắc cơ bản trong xây dựng đạo đức cách mạng và xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. Người chỉ rõ nguyên nhân làm suy thoái đạo đức đều bắt nguồn từ “căn bệnh cá nhân chủ nghĩa” và yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn có ý thức tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng. Những quan điểm toàn diện và sâu sắc về bản chất, vai trò, chuẩn mực và nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập trong tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” (đăng báo “Nhân dân” ngày 3/2/1969). Cho đến nay, những lời dặn của Người trong tác phẩm vẫn vẹn nguyên giá trị đối với công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng.
Sốt xuất huyết ở trẻ em là bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm tới tính mạng. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần biết cách chăm sóc trẻ tốt nhất, giúp trẻ vượt qua giai đoạn bệnh nguy hiểm.
Đồng chí Phan Đăng Lưu là lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam. Đồng chí là nhà lãnh đạo tài năng đã góp phần chuyển hướng đúng đắn nhiệm vụ cách mạng qua mỗi giai đoạn lịch sử, đóng góp quan trọng vào thành công của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 7. Với 39 năm tuổi đời, 16 năm hoạt động cách mạng liên tục, đồng chí đã hiến dâng trọn cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. Đồng chí sinh ngày 5/5/1902, cách đây tròn 120 năm.
Ngày Trái đất năm 2022 có chủ đề “Đầu tư vào Hành tinh của Chúng ta” nhằm nâng cao nhận thức của con người trong việc bảo vệ môi trường sống. Mỗi người đều có thể góp sức vào việc giảm thiểu sự nóng lên của Trái đất bằng những việc làm thiết thực hàng ngày.
Ngày 21/4/2022 là kỷ niệm 72 năm Ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (21/4/1950-2022). 72 năm đồng hành cùng lịch sử dân tộc, Hội Nhà báo Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, khẳng định được vai trò, vị thế của mình trong đời sống báo chí nói riêng và xã hội nói chung.
Ngày 21/4 được chọn là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam. Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam nhằm khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người, khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng; đồng thời, tôn vinh những người có đóng góp cho việc phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng.
Trong công văn 1909/BYT-DP ngày 15/4/2022, Bộ Y tế đã điều chỉnh định nghĩa về ca bệnh Covid-19. Trong đó, người được coi là tiếp xúc gần (F1) là một trong số các trường hợp trong hình. Một quy định mới nữa là F1 không còn phải cách ly.
Cả nước hiện nay có khoảng 6,2 triệu người khuyết tật, chiếm 7,06% dân số từ 2 tuổi trở lên, trong đó có gần 29% là người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng. Với việc triển khai tốt các chính sách, người khuyết tật được hỗ trợ bằng nhiều hình thức, nhiều người được học nghề, có việc làm, có thu nhập, đời sống được cải thiện đáng kể.
Từ ngày 15/4/2022, người dân trên cả nước đã tiêm chủng, khai báo chính xác thông tin và được cơ sở tiêm chủng nhập dữ liệu, xác thực thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, được cấp “Hộ chiếu vaccine”. Đây được xem là chìa khóa để mở cánh cửa ra thế giới, nới lỏng dần các hạn chế nhập cảnh và nối lại các chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ, khôi phục các ngành du lịch, lữ hành, khách sạn...
Có mặt trong đội ngũ những người cộng sản ngay từ khi Đảng mới ra đời, với gần 60 năm hoạt động cách mạng, trong đó có 26 năm trên cương vị Bí thư thứ nhất và Tổng Bí thư của Đảng (1960-1986), đồng chí Lê Duẩn thể hiện rõ là một nhà lãnh đạo kiệt xuất, một nhà lý luận xuất sắc, có tầm cỡ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Đồng chí là tiêu biểu trí tuệ của Trung ương, Bộ Chính trị, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta. Đồng chí Lê Duẩn sinh ngày 7/4/1907, cách đây 115 năm.
Hiến máu là hành động cao đẹp, giúp mang đến món quà sức khỏe vô giá cho người bệnh. Hiến máu không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thậm chí còn có một số tác dụng tích cực nhất định đối với cơ thể. Lượng máu đã hiến sẽ được cơ thể nhanh chóng tái tạo, phục vụ cho quá trình tuần hoàn. Hiến máu không mất nhiều thời gian, sức lực nhưng vô cùng cần thiết cho xã hội.
Đến nay, Việt Nam đã tiêm tổng cộng 206.554.099 mũi vắc xin sau hơn 1 năm triển khai, tính từ mũi vắc xin phòng Covid-19 đầu tiên được tiêm tại Việt Nam vào ngày 8/3/2021. Kết quả mang lại là rất rõ khi số ca nhiễm Covid-19 tăng nặng và tử vong đều giảm mạnh.
Năm 2022, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ 3 ngày liên tiếp dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch) và nghỉ 4 ngày liên tiếp dịp nghỉ Ngày Chiến thắng 30/4 và Ngày Quốc tế Lao động 1/5.
Thừa hưởng năng khiếu và tình yêu đối với thổ cẩm từ mẹ mình, chị Y Dương (35 tuổi) ở làng Plei Đôn (phường Quang Trung, thành phố Kon Tum) đã nỗ lực gìn giữ, cách tân các sản phẩm thổ cẩm truyền thống của người Ba Na để phù hợp với thị hiếu của nhịp sống hiện đại.