Kể từ khi được chính thức phát động vào năm 2004, ngoại trừ năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19, mỗi năm Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đều lựa chọn chủ đề hoạt động cho Tháng Thanh niên.
Trong bối cảnh nước láng giềng Campuchia đã ghi nhận các ca mắc H5N1, Bộ Y tế đánh giá cúm gia cầm H5N1 có nguy cơ rất lớn xâm nhập vào Việt Nam và lây nhiễm sang người.
Ngày 2/3/2023, tại kỳ họp bất thường lần thứ 4, Quốc hội khóa XV đã bầu ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 được tổ chức vào các ngày 27, 28, 29, 30/6/2023. Trong đó, ngày 27/6 thí sinh làm thủ tục dự thi. Ngày 28, 29/6, tổ chức coi thi. Ngày 30/6 là ngày thi dự phòng.
Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 là văn kiện đặt nền móng, mở đường cho việc xây dựng lý luận văn hóa cách mạng ở Việt Nam. Sự ra đời của Đề cương đã kịp thời đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn cách mạng là ngọn cờ tập hợp, cổ vũ giới trí thức, văn nghệ sĩ nước nhà hăng hái tham gia sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo. Đề cương nêu ra ba phương châm lớn của cuộc vận động văn hóa mới ở Việt Nam trong giai đoạn này là: Dân tộc hóa, khoa học hóa và đại chúng hóa. Ba phương châm thực chất là ba tính chất, như ba trụ cột cơ bản, đảm bảo cho văn hóa Việt Nam phát triển. Cho đến nay, Đề cương về văn hóa năm 1943 vẫn còn nguyên giá trị lý luận và tính thời đại sâu sắc, tiếp tục soi đường cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bức thư Bác viết gửi hội nghị cán bộ y tế được đăng trên Báo Nhân dân số 362, ngày 27/2/1955, ngắn gọn chỉ hơn 300 từ, nhưng đã thể hiện ba nội dung hết sức quan trọng của ngành y tế, đó là: Phải thật thà đoàn kết; Thương yêu người bệnh; Xây dựng nền y học của ta. Với ý nghĩa đó, từ năm 1985, ngày 27/2 hằng năm được lấy làm Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lấy ý kiến nhân dân nhằm đề ra nhiều chính sách mới, sửa đổi và bổ sung nhiều nội dung quan trọng. Sau khi kết thúc việc lấy ý kiến vào ngày 15/3, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tổng hợp kết quả, hoàn thành báo cáo trước khi trình Chính phủ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập, rèn luyện và lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam. Mối quan tâm lớn nhất, sâu sắc nhất trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người là xây dựng Đảng cầm quyền trong sạch, vững mạnh.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta xây dựng nên nhiều truyền thống quý báu, thể hiện bản chất tốt đẹp: Trung thành vô hạn với lợi ích của dân tộc và giai cấp. Giữ vững độc lập, tự chủ về đường lối; nắm vững, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin. Gắn bó máu thịt giữa Đảng và nhân dân. Đoàn kết thống nhất, có tổ chức và kỷ luật chặt chẽ. Đoàn kết quốc tế thủy chung, trong sáng.
Ra đi tìm đường cứu nước với khát vọng giải phóng dân tộc, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc (Chủ tịch Hồ Chí Minh sau này) đã hoạt động tích cực, khẩn trương và đầy sáng tạo để chuẩn bị cho sự ra đời các tổ chức cộng sản - tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân của quân và dân ta như những đợt sóng lớn đánh thẳng vào ý chí, sự kiên trì của chính giới và quân sự Mỹ trong mục tiêu theo đuổi chiến tranh xâm lược Việt Nam; gây ra “một cú sốc đột ngột”, làm đảo lộn kế hoạch tác chiến của Mỹ trên toàn bộ chiến trường và buộc Mỹ phải giải quyết cuộc chiến bằng giải pháp chính trị.
Hình ảnh và tên gọi Bộ đội Cụ Hồ là hiện tượng rất độc đáo trong lịch sử đấu tranh vũ trang của dân tộc Việt Nam nói chung và văn hóa quân sự Việt Nam nói riêng. Hiếm có dân tộc nào trên thế giới mà nhân dân lấy tên vị lãnh tụ tối cao của mình đặt cho quân đội. Đây vừa là tình cảm, vừa là niềm tin của quần chúng dành cho lực lượng vũ trang. Hiếm có một dân tộc nào mà hình ảnh người lính lại được toàn dân coi đó là hình mẫu của con người trong thời đại mới, để hết lòng tin yêu, quý trọng, động viên mọi thế hệ con cháu kế tiếp và noi theo gương sáng của Bộ đội Cụ Hồ như dân tộc Việt Nam ta. Bộ đội Cụ Hồ là cách gọi rất Việt Nam, thật gần gũi. Bộ đội Cụ Hồ không chỉ là tên gọi trìu mến mà nhân dân dành cho quân đội mà còn là một danh hiệu, một vinh dự lớn đối với những chiến sĩ của Quân đội nhân dân Việt Nam.
12 ngày đêm chiến đấu anh dũng, kiên cường, mưu trí, sáng tạo, quân và dân ta đã đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích chiến lược đường không quy mô lớn chưa từng có của đế quốc Mỹ, làm nên Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ I (tên gọi khi đó là Đoàn thanh niên cứu quốc Việt Nam) diễn ra từ ngày 7 đến 14/2/1950 tại tỉnh Thái Nguyên. Dự Đại hội có hơn 400 đại biểu đại diện cho đoàn viên thanh niên trên khắp mọi miền đất nước.
Vào hồi 16 giờ 12 phút, ngày 29/11/2022 giờ địa phương (tức 22 giờ 12 phút ngày 29/11/2022 giờ Việt Nam), tại phiên họp của Ủy ban Liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 17 của UNESCO diễn ra tại Rabat, thủ đô của Vương quốc Ma-rốc, di sản Nghệ thuật làm gốm của người Chăm chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Đây là một trong 56 hồ sơ được xem xét trong kỳ họp này. Như vậy, Nghệ thuật làm gốm của người Chăm là di sản văn hóa phi vật thể thứ 15 của Việt Nam được ghi danh vào các Danh sách của UNESCO.
Sau khi xem xét đề nghị của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TBXH), ngày 1/12, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam có văn bản đồng ý phương án nghỉ Tết Nguyên đán năm 2023 kéo dài 7 ngày.
Thông tin từ Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết lúc 12 giờ 30 phút (10 giờ 30 phút theo giờ Việt Nam) ngày 26/11/2022, tại Kỳ họp thứ 9 diễn ra ở thành phố Andong (Hàn Quốc), Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO (MOWCAP) đã thông qua 2 hồ sơ “Bia ma nhai tại danh thắng Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng” và “Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu, Hà Tĩnh (1689-1943)” là Di sản tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Việc có thêm 2 Di sản tư liệu được Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới của UNESCO ghi danh, đến nay Việt Nam đã có 9 di sản tư liệu được UNESCO ghi danh.
Đồng chí Võ Văn Kiệt là người có tầm tư duy chiến lược, sắc sảo, nhạy bén. Đồng chí đã có những cống hiến to lớn trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như sự nghiệp đổi mới đất nước.
Sau 21 ngày làm việc nghiêm túc, khẩn trương, khoa học, dân chủ và trách nhiệm cao (từ ngày 20/10 đến 15/11/2022), Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra và thành công tốt đẹp.
Thừa hưởng năng khiếu và tình yêu đối với thổ cẩm từ mẹ mình, chị Y Dương (35 tuổi) ở làng Plei Đôn (phường Quang Trung, thành phố Kon Tum) đã nỗ lực gìn giữ, cách tân các sản phẩm thổ cẩm truyền thống của người Ba Na để phù hợp với thị hiếu của nhịp sống hiện đại.