Quốc hội khóa X là Quốc hội của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quốc hội tạo cơ sở pháp lý quan trọng trong việc tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy Nhà nước, đổi mới hệ thống chính trị, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, phát huy dân chủ, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân và vì dân. Quốc hội khóa X kéo dài 5 năm (1997-2002) với 11 kỳ họp.
Quốc hội khóa IX đã đóng góp vai trò quan trọng trong việc thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, đường lối đổi mới của Ðảng theo tinh thần của Hiến pháp năm 1992 và Nghị quyết của Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ VII. Quốc hội khóa IX kéo dài 5 năm (1992-1997) với 11 kỳ họp.
Quốc hội khóa VIII là Quốc hội của giai đoạn khởi đầu sự nghiệp Đổi mới toàn diện đất nước do Đảng khởi xướng. Quốc hội khóa VIII đã họp 11 kỳ để xem xét và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
Quốc hội khóa VII được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp năm 1980. Hoạt động trong giai đoạn bắt đầu của công cuộc Đổi mới, Quốc hội khóa VII đã đẩy mạnh công tác lập pháp, tăng cường công tác giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng khác để đáp ứng yêu cầu đổi mới đất nước. Quốc hội khóa VII kéo dài 6 năm (1981-1987) với 12 kỳ họp.
Quốc hội khóa VI đã quyết định đường lối, chính sách chung, cơ cấu tổ chức bộ máy và bầu các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Nhà nước khi chưa có Hiến pháp mới.
Quốc hội khóa V đã phê chuẩn kết quả Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất Tổ quốc, trên cơ sở độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Quốc hội quyết định các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, động viên nhân dân thi đua xây dựng đất nước, củng cố lực lượng quốc phòng, khẩn trương chuẩn bị thực hiện kế hoạch bầu Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất, hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
Quốc hội khóa IV (1971-1975) tiếp tục động viên quân và dân thực hiện 2 nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, động viên sức người, sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam trong việc đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ năm 1972. Nhiệm kỳ của Quốc hội khóa IV kéo dài 4 năm (1971-1975) với 5 kỳ họp.
Quốc hội khóa II hoạt động trong thời kỳ đất nước bị chia cắt, đã góp phần quan trọng vào việc đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam, chống “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ, thực hiện thống nhất nước nhà. Quốc hội khóa II kéo dài 4 năm (1960-1964) với 8 kỳ họp.
Báo Kon Tum điện tử trân trọng giới thiệu danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV ở 02 đơn vị bầu cử trên địa bàn tỉnh Kon Tum theo Nghị quyết số 559/NQ-HĐBCQG ngày 27/4/2021 của Hội đồng bầu cử Quốc gia và Công văn số 23/CV-UBBC, ngày 28/4/2021 của Ủy ban Bầu cử tỉnh Kon Tum.
Báo Kon Tum điện tử trân trọng giới thiệu số đơn vị bầu cử, danh sách các đơn vị bầu cử và số lượng ĐBQH được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử của tỉnh; số đơn vị bầu cử, danh dách đơn vị bầu cử và số lượng đại biểu HĐND tỉnh được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử theo Nghị quyết 64/NQ-HĐBCQG, ngày 03/3/2021 của Hội đồng Bầu cử Quốc gia và Nghị quyết số 06/NQ-UBBC, ngày 01/3/2021 của Ủy ban Bầu cử tỉnh.
Dù đời sống kinh tế vẫn còn đó những vất vả, khó khăn, nhưng bà con người Thái tại huyện Ia H’Drai vẫn luôn biết cách gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc mình. Từ việc dệt thổ cẩm, cho đến những giai điệu cồng chiêng, điệu xòe, điệu sạp đầy lôi cuốn, tất cả tạo nên một không gian văn hóa mang đậm sắc Thái tại miền biên viễn của Tổ quốc.